9
Vài năm trước, bà nội được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ giai đoạn nhẹ.
Bố muốn đón bà về sống cùng để tiện chăm sóc.
Mẹ tôi không đồng ý.
Bố vì thế đã đề nghị ly hôn, dọn ra khỏi nhà họ Triệu, chuyển đến sống với bà nội.
Mẹ tôi chẳng mảy may để tâm.
Bà nghĩ rằng ông sẽ như mọi lần trước, dù lúc đó có khó chịu đến đâu, sau khi bình tĩnh lại vẫn ngoan ngoãn thỏa hiệp, quay về nhà họ Triệu.
Thế nhưng, lần này, ông như thể đã hạ quyết tâm, không quay đầu lại nữa.
Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân khiến bố tôi kiên quyết ra đi, còn bao gồm cả chuyện mẹ không muốn tôi trở thành người thừa kế tập đoàn Triệu thị, thậm chí còn cấu kết với người ngoài để tranh quyền với bố.
Khoảng thời gian đó, Triệu thị trải qua nhiều phen chao đảo, tưởng chừng sắp sụp đổ.
Cuối cùng, chính tôi đã một mình gánh vác, hoàn toàn loại bỏ mẹ khỏi tập đoàn, mới có thể ổn định cục diện.
Sau chuyện này, bố tôi thấy tôi đã có đủ năng lực để tự mình đảm đương mọi việc, nên ông yên tâm rời đi.
Cuộc sống sau khi nghỉ hưu của ông rất thong thả.
Nhờ có nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp tận tình quan tâm, tình trạng sa sút trí tuệ của bà nội không trở nặng thêm.
Tuy nhiên, bà nội căm ghét mẹ tôi.
Người chăm sóc bà là một phụ nữ gần bằng tuổi mẹ tôi, trong nhận thức của bà, bà ấy mới là con dâu thật sự của mình.
Lần duy nhất trong đời mẹ tôi chịu xuống nước chủ động đến tìm bố, còn chưa kịp bước vào nhà đã bị bà nội cầm đồ ném ra ngoài.
Chỉ cần nhìn thấy mẹ, bà nội liền phản ứng kịch liệt, như thể bà là một con quái vật tội ác tày trời vậy.
Mẹ tôi quay về nhà, khóc lóc gọi điện cho tôi than thở, nói rằng bố tôi đã gian díu với người chăm sóc, rằng bà nội lú lẫn, không nhận bà là con dâu chính thức, lại còn ủng hộ ông có bồ nhí.
Tôi đã hỏi bố.
Ông bảo người chăm sóc rất tốt, chăm lo cho bà nội rất chu đáo.
Ngoài ra, ông không nói thêm gì về bà ấy nữa.
Trợ lý đặc biệt đã đặt cho tôi vé máy bay lúc chín giờ tối.
Vẫn còn sớm.
Khi tôi đến nhà bố, ông vừa đưa bà nội đi dạo xuân về.
Người chăm sóc chào tôi một tiếng, sau đó bắt đầu lo bữa ăn cho bà nội.
Bố hào hứng kéo tôi ra phố bán cá.
Ông câu được một thùng cá, nói rằng theo giá thị trường trước đây, ít nhất có thể bán được hai trăm tệ.
Tôi đi cùng ông ra chợ bày sạp hàng.
Buôn bán rất thuận lợi.
Cá của ông rất tươi ngon, giá lại rẻ.
Chẳng mấy chốc, cá bán hết sạch, kiếm được tổng cộng hai trăm mười tám tệ.
Ông rút ra mười tám tệ đưa cho tôi: "Này, tiền công của con đây."
Tôi vui vẻ nhận lấy: "Cảm ơn ông chủ ạ."
Thu dọn quầy hàng xong, hai bố con cùng nhau đi bộ về nhà.
Nhắc đến lý do lần này tôi trở về, khi đề cập đến mẹ, nụ cười trên mặt ông vụt tắt, ông trở nên trầm mặc.
Tôi sóng vai đi cạnh ông, nhìn con đường phía trước, chậm rãi mở lời:
"Mỗi lần nhắc đến mẹ, bố đều im lặng."
"Bà Triệu mạnh mẽ, ích kỷ, có đủ thói xấu, khiến ai cũng ghét."
"Nhưng mà, bố à, mẹ hết lần này đến lần khác ngang nhiên lộng hành, còn bố thì cứ hết lần này đến lần khác nhẫn nhịn nhượng bộ, chẳng phải cũng vì bố dung túng bà ấy sao?"
"Bố có nhiều nỗi khổ riêng."
"Bố không đồng tình với cách mẹ giáo dục em trai con, nhưng vẫn để mặc bà ấy dạy dỗ nó."
"Mẹ không có tài kinh doanh, nhưng luôn muốn can thiệp vào những quyết sách quan trọng."
"Đôi khi con tự hỏi, nếu trong việc giáo dục em trai, bố kiên quyết chống lại mẹ đến cùng, liệu em có trở thành một kẻ vô dụng như bây giờ không?"
"Nếu trong những quyết định quan trọng của công ty, bố kiên quyết gạt mẹ ra ngoài, liệu tập đoàn Triệu thị có phải chịu nhiều sóng gió như thế không?"
"Bố đã quản lý Triệu thị nhiều năm, loại bỏ mẹ không khó, bố hoàn toàn có thể làm được."
"Chỉ là bố đã quen với việc né tránh mỗi khi đối diện với những vấn đề liên quan đến mẹ."
"Bố à, gần đây con ngộ ra một điều, thực ra trốn tránh cũng là một dạng vô trách nhiệm."
"Chúng ta thay đổi đi, đừng trốn tránh nữa."
"Chuyện giữa bố và mẹ, sớm muộn gì cũng phải giải quyết."
"Thay vì cứ dây dưa mập mờ mãi, chẳng bằng dứt khoát cắt đứt một lần, như vậy tốt cho tất cả mọi người, bố thấy sao?"
10
Không lâu sau khi trở lại làm việc, tôi nhận được tin bố tìm đến mẹ để bàn chuyện ly hôn.
Sau vài lần thương lượng thất bại, bố đã nộp đơn ly hôn lên tòa án.
Việc ly hôn có thể được chấp thuận với lý do vợ chồng sống ly thân lâu năm, nhưng cần đáp ứng các điều kiện như tình cảm không còn, đã ly thân hai năm và có bằng chứng liên quan.
Theo điều 1079 của Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nếu tình cảm vợ chồng thực sự tan vỡ và hòa giải không có hiệu quả, tòa án nên phê duyệt ly hôn.
Mẹ không ngờ rằng bố tôi lại cứng rắn đến vậy, thà kéo nhau ra tòa còn hơn tiếp tục chung sống với bà.
Ông đã quyết tâm rồi.
Ông không sợ mất mặt, không sợ chuyện xấu trong nhà bị lộ ra ngoài, không sợ bị người đời chê cười.
Nhưng mẹ thì sợ.
Bà là người xem trọng sĩ diện nhất.
Phán quyết của tòa đã quá rõ ràng.
Cuối cùng, bị dồn đến đường cùng, mẹ tôi buộc phải chấp nhận ly hôn.
Chuyện này ầm ĩ suốt một năm rưỡi.
Trong khoảng thời gian đó, giữa em trai tôi và Tưởng Linh phát sinh mâu thuẫn tài chính nghiêm trọng.
Theo thỏa thuận, mỗi tháng tôi chuyển vào tài khoản của Tưởng Linh năm mươi nghìn tệ.
Trong mắt cô ta, đó là một khoản tiền khổng lồ, gấp nhiều lần mức lương của cô ta.
Thế nhưng số tiền này chẳng ở lại trong tài khoản cô ta được bao lâu, rất nhanh đã bị em trai tôi tiêu sạch.
Năm mươi nghìn tệ chẳng khác nào muối bỏ bể, hoàn toàn không đủ để em tôi tiêu xài.
Tiêu hết số tiền đó, nó bắt đầu tiêu cả tiền lương và tiền tiết kiệm của Tưởng Linh.
Ban đầu, dù trong lòng bất mãn, nhưng nghĩ đến việc "thả con săn sắt, bắt con cá rô", Tưởng Linh cắn răng chịu đựng, không trở mặt với em tôi.
Nhịn một tháng thì được, nửa năm cũng ráng nhịn... Nhưng thời gian càng dài, tiền tiết kiệm càng vơi đi, cuối cùng Tưởng Linh cũng không thể chịu nổi nữa.
Cô ta bắt đầu oán trách.
Giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn.
Tưởng Linh sợ cứ tiếp tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình cảm của em tôi dành cho cô ta.
Nghĩ ngợi một hồi, cô ta xúi giục em tôi đi vay tiền.
Vay thì dễ, trả mới khó.
Em tôi tiêu tiền như nước, số tiền vay được không đủ để nó ăn chơi.
Chẳng mấy chốc, cả hai rơi vào vòng xoáy vay nợ chồng chất, vay chỗ này trả chỗ kia.
Khoản nợ ngày càng lớn.
Nhận thấy tình hình dần vượt khỏi tầm kiểm soát, Tưởng Linh lại nghĩ cách xúi em tôi về khóc lóc kể khổ với mẹ tôi để moi tiền trả nợ.
Mẹ tôi vẫn nắm trong tay một số tài sản.
Bà đã cho em tôi một khoản tiền.
Tưởng Linh nắm bắt thời cơ, lập tức ra tay, chấm mút một phần trong đó.
Mẹ tôi vốn đã đề phòng cô ta.
Vừa phát hiện cô ta giở trò, mẹ lập tức vạch trần bộ mặt thật của cô ta trước mặt em tôi.
Tới nước này, Tưởng Linh đã nắm rõ tình hình trong nhà tôi.
Dù em tôi là con trai duy nhất trong gia đình, nhưng mọi thứ của tập đoàn Triệu thị đều nằm trong tay tôi.
Nó phải trông chờ vào tôi mới có cái ăn.
Mẹ tôi thì coi con trai như mạng sống, làm con dâu của bà chẳng khác nào tranh giành chồng với mẹ chồng.
Em tôi được mẹ cưng chiều từ bé, không biết gánh vác trách nhiệm, gặp chuyện là trông chờ có người giải quyết giúp.
Lấy nó chẳng khác nào có thêm một đứa con trai biết nhả tiền vàng.
Nhưng tiền nó nhả ra, phần lớn đều không đủ để nó tiêu.
Muốn lợi dụng nó, trước tiên phải đấu với bà mẹ chồng ghê gớm kia ba trăm hiệp.
Sau khi nhìn rõ cục diện, Tưởng Linh từ bỏ giấc mộng làm dâu hào môn.
Cô ta quyết định vơ vét một khoản rồi rút lui.
Đáng tiếc, tiền còn chưa kịp bỏ vào túi cho chắc thì đã bị mẹ tôi bắt tại trận.
Mẹ và cô ta cãi nhau đến long trời lở đất.
Em trai tôi lại khóc lóc gọi điện cho tôi.
Tôi hẹn gặp riêng nó.
Nó mệt mỏi rã rời:
"Chị, chị có thể bảo mẹ và Tưởng Linh đừng cãi nhau nữa không?"
"Triệu Khâm Nhuệ, mẹ đang nói chuyện với con, con điếc à?"
Không cam lòng khi bị tôi phớt lờ, mẹ lao lên chặn đường tôi:
"Hay lắm, bây giờ cả hai đứa đều không coi mẹ ra gì nữa rồi!"
"Cứ đưa tiền cho Tưởng Linh đi, dù sao nhà mình cũng không thiếu chút đó."
"Chị, chị nói đúng, kết hôn không phải chuyện đơn giản, đàn ông phải có trách nhiệm với gia đình."
"Nói thật nhé, em không muốn gánh vác trách nhiệm đâu, em chỉ muốn làm một cậu ấm vô tư vô lo thôi."
"Chị, em muốn quay lại cuộc sống trước kia, yêu đương đúng là trò đòi hỏi trí tuệ, em trải nghiệm một lần là đủ rồi, không muốn thử lần hai nữa!"
Như em trai mong muốn.
Tôi không làm khó Tưởng Linh, cứ để cô ta mang theo những gì vơ vét được mà rời đi.
Không vì lý do nào khác, chỉ vì cô ta đã giúp em tôi hiểu ra một điều: Tình yêu đi liền với trách nhiệm.
Bài học mà cô ta dạy cho em trai tôi đủ để cô ta nhận được phần thù lao tương xứng.
Đổi lại, để tôi giúp nó giải quyết rắc rối lần này, tôi ra một điều kiện:
"Từ nay về sau, em chịu trách nhiệm chăm sóc mẹ, nhớ trông chừng bà ấy cho kỹ."
Em tôi lập tức đồng ý.
Dù sao thì, đối với nó mà nói, mẹ tôi không cần nó chăm sóc, mà là mẹ tôi lao vào chăm sóc nó.
Còn chuyện hai người họ sống chung ra sao, tôi không bận tâm.
Tôi chỉ cần mọi người sống yên ổn, đừng quấy rầy tôi làm ăn là được.
Hãy là người bình luận đầu tiên
Nguyệt Truyện hoan nghênh các tác giả, dịch giả, nhóm dịch và các fanpage đăng truyện lên website của chúng tôi. Mọi chi tiết về nhuận bút, kiếm tiền và các thỏa thuận khác vui lòng nhắn tin trực tiếp đếnfanpage Facebook Nguyệt Truyệnhoặc email nguyettruyennet@gmail.com