Mang danh tình thân

[2/5]: chương 2

Tôi biết chỉ ba phút nữa thôi, bất kể tôi có dậy hay không thì mẹ của mình cũng sẽ tự tiện mở cửa xông vào.


Động tác gõ cửa với bà ấy, chẳng khác gì một nghi thức ‘niệm chú’ trước khi hành động. Trong tất cả các cánh cửa trong nhà, chỉ có phòng tôi là không có khóa. Bố mẹ muốn vào lúc nào thì vào, chẳng hề đoái hoài đến quyền riêng tư hay sự phản kháng của tôi.


Tôi hất tung chăn, gawps lại gọn gàng rồi lao vào nhà tắm xối thẳng nước lạnh lên đầu. Làn nước buốt đến thấu x.ư.ơ.ng khiến tôi bừng tỉnh trong tích tắc.


Ngay lúc đó, mẹ tôi đẩy cửa bước vào như thường lệ. Định há miệng mắng tôi sao còn chưa chịu dậy, nhưng thứ bà nhìn thấy lại chỉ là chiếc giường trống không và gối chăn được gấp phẳng lì.


Bà khựng lại vài giây, lời định nói nghẹn ngay trong cổ.


Tôi vừa lau tóc vừa bước ra, giả vờ ngạc nhiên: “Mẹ gọi sớm thế ạ?”


Thấy tôi không còn nằm bẹp trong chăn như mọi ngày, bà sững người lại chốc lát rồi lập tức thay đổi sắc mặt. Giọng điệu đầy sự châm chọc: “Ghê chưa, hôm nay sao dậy sớm thế? Không cần mẹ gọi dậy luôn cơ đấy?”


Tôi im lặng nhìn mẹ của mình. Dù tôi đã sống lại một lần, nhưng bà thì vẫn thế. Vẫn cái tính độc đoán, và không thể nói chuyện cho ra hồn.


Tôi lạnh lùng đáp lại: “Con có đặt báo thức. Mẹ có thể đừng tự cảm động vì mấy chuyện không đâu nữa được không?”


Sắc mặt của bà tối sầm lại, lập tức chỉ tay mắng tôi: “Mẹ gọi con mà cũng sai chắc? Mẹ làm vậy là vì ai? Không phải chính miệng con nói hôm nay có phỏng vấn à? Mẹ sợ con ngủ quên nên mới…”


Tôi gõ gõ vào màn hình điện thoại và nhấn mạnh: “Bây giờ mới 6 giờ sáng, phỏng vấn của con là 10 giờ.”


Chỗ phỏng vấn ngay gần nhà, chỉ cách sáu trạm xe buýt. Tôi đặt báo thức lúc 8 giờ, vậy mà…


Mẹ tôi vẫn cố cãi: “Dậy sớm ra trạm xe còn kịp tới giờ, chuẩn bị sớm chẳng tốt hơn à?”


Bà có một nỗi ám ảnh kỳ lạ với việc gọi tôi dậy từ sớm. Như thể nếu tôi dám ngủ thêm mười phút thôi, là sẽ thành đứa con mất nết và cả đời sẽ thất bại sống chẳng nên người.


Tôi từng hỏi mấy đứa bạn, ai nấy đều bảo bố mẹ rất tôn trọng lịch sinh hoạt của chúng nó. Vào phòng thì gõ cửa, chỉ khi nào được cho phép mới bước vào.


Bạn thân của tôi tên Tiểu Điềm, chốt hạ một câu: 


“Mẹ của mày bị rối loạn kiểm soát. Bà ấy không gọi mày dậy vì quan tâm đâu, mà đang kiểm tra mức độ phục tùng đấy. Bắt đầu từ giấc ngủ, rồi sẽ kiểm soát mọi mặt về đời sống của mày… Cuối cùng mày chỉ là con rối cho bà ấy giật dây.”


“Có thời gian thì đưa bác ấy đi gặp bác sĩ tâm lý đi, có bệnh thì phải chữa chứ.”


Sống lại một đời, tôi mới hiểu rõ: mẹ làm vậy chẳng phải vì yêu thương, mà là bệnh hoạn.


Tôi còn lên mạng tra thử, tại sao nhiều phụ huynh lại cố chấp bắt con cái dậy sớm đến mức cực đoan như thế.


Câu trả lời được “bình chọn” cao nhất trong phần bình luận là:


“Chỉ có thể nói một câu thôi: ‘biến thái, rất rất rất độc ác’.”


‘Tước đoạt giấc ngủ’ là hình thức tra tấn được quân đội Mỹ dùng để đối phó với tội phạm khủng bố.


Đừng có lấy lý do ‘họ có ý tốt’, ‘họ không hiểu’ để làm lý do.


Xạo!


Sống đến bốn, năm chục tuổi đầu mà không biết thiếu ngủ khổ sở đến mức nào à?


Bọn họ biết hết… Nhưng họ vẫn cố tình giả vờ như không biết.


Bởi vì chỉ có người trẻ mới có đặc quyền ngủ một mạch tới tận trưa. Còn người trung niên— nhiều người mới ngoài ba mươi— đã bắt đầu mất ngủ và thức dậy sớm bất thường. Tới tuổi già thì khỏi nói, ba bốn giờ sáng đã tỉnh mắt thao láo.


Và chính từ sự ghen tị ấy, họ trở nên cay độc và bệnh hoạn.


4.


Từ khi tôi bắt đầu đi làm, phương thức kiểm soát của mẹ tôi cũng được ‘nâng cấp’ theo. Không thể dùng tiền để khống chế tôi nữa, bà liền bắt đầu nghĩ ra đủ trò lắt léo.


Bà muốn làm Phật Tổ Như Lai, còn tôi đã không còn là con Tôn Ngộ Không chui mãi không thoát khỏi Ngũ Chỉ Sơn của bà nữa rồi.


Muốn đối phó với người bệnh hoạn, chỉ có thể dùng cách còn bệnh hoạn hơn. Tôi nhanh chóng sửa soạn xong, rồi ngồi vào bàn ăn như kiếp trước.


Trên bàn vẫn là mấy món quen thuộc đến nhàm chán: sữa đậu nành, quẩy chiên, và tiểu long bao.


Và không thể thiếu ‘người bạn già muôn thuở’ là cháo trắng!


Mẹ tôi bưng bát cháo lên, bắt đầu bài ca quen thuộc: “Ngủ sớm dậy sớm có lợi cho sức khỏe, nghe lời mẹ là không sai đâu.”


Tôi vừa cắn một miếng bánh bao, lập tức nhè ra: “Phe! Phe! Phe! Gì mà bánh bao dở thế này!”


Mẹ tôi sững lại rồi tự mình cắn thử một miếng, sau đó nhăn mày nói: “Mẹ thấy ngon mà! Con từ nhỏ đã thích ăn bánh bao ở chỗ này, mẹ còn phải xếp hàng cả buổi...”


Tôi lạnh giọng cắt ngang: “Dở chết đi được. Con chưa bao giờ thích ăn, là mẹ ép con ăn.”


Tôi thật sự không hề thích bánh bao. Nhưng mẹ tôi thì mê món đó, thế là từ bé bà cứ bắt tôi ăn theo sở thích của bà.


Mỗi lần thấy cái bánh bao dầu mỡ trông phát ngán ấy, tôi đều rất phản cảm. Nhưng ngoài bánh bao ra, bà chẳng mua gì khác nên nếu tôi không ăn thì phải nhịn đói.


Để ‘sửa chữa thói quen xấu’ của tôi, bà thường cố tình làm toàn những món tôi ghét và ép tôi ăn để ‘tập quen dần’.


Tôi nói không thích bánh bao, vậy là suốt một tuần liền sáng nào cũng có bánh bao.


Tôi dị ứng với trứng, bà lại bảo tôi bày đặt làm trò. Cần ăn nhiều hơn thì sẽ tự miễn dịch.


Tôi không thích uống sữa, bà bảo tôi nếu không uống thì cao không nổi. Thế là mỗi ngày tôi đều bị ép uống một cốc.


Kết quả… Tôi vì dị ứng trứng mà phải nằm viện cả tháng, suýt nữa thì mất mạng.


Bác sĩ đứng trước mặt bà mà nghiêm khắc cảnh báo: “Dị ứng là chuyện nghiêm trọng, tuyệt đối không được ăn nữa.”


Mẹ tôi ngoài mặt thì dạ dạ vâng vâng, nhưng trong lòng lại không phục. Sau đó lén nghiền lòng đỏ trứng trộn vào canh cho tôi ăn.


Quả nhiên, tôi lại nhập viện. Lần đó phản ứng dị ứng dữ dội đến mức bác sĩ phải ra thông báo nguy kịch.


Từ sau lần ấy, tôi mới không thấy bóng dáng trứng trong bữa ăn nữa. Những chuyện kiểu vậy, từ nhỏ đến lớn kể hoài không hết. Mỗi lần bà chịu dừng lại, đều là sau khi tôi đã trả giá đắt.


Vừa nghe tôi nói không thích bánh bao, mẹ tôi lại bắt đầu giở bài:


“Là do con ăn ít thôi, tiểu long bao bổ dưỡng lắm.”


“Con à, sao con không hiểu tấm lòng cha mẹ nhỉ?”


Tôi không chịu nổi nữa. Nói chuyện với bà chẳng khác nào gà nói vịt nghe, hoàn toàn không thể giao tiếp được.


Tôi buông một câu rồi đứng dậy: “Thích thì mẹ tự ăn đi, con ra ngoài đây.”


Kiếp trước, tôi còn chưa kịp đi phỏng vấn đã ‘ngỏm’ mất rồi. Kiếp này, tôi nhất định phải nắm lấy cơ hội.


Muốn thoát hoàn toàn khỏi vòng kiểm soát của mẹ, tôi bắt buộc phải độc lập về tài chính càng sớm càng tốt.


Thu dọn đồ xong tôi bước ra khỏi cửa, không buồn ngoảnh đầu lại.


5.


Kiếp trước, công việc đầu tiên trong đời tôi chính là bị mẹ tôi phá hỏng.


Tôi vốn đã thỏa thuận ký hợp đồng xong xuôi hết cả rồi, ai ngờ mẹ tôi lại viện cớ ‘xa nhà quá nên không yên tâm’ mà tự ý gọi điện từ chối thay tôi.


Buồn cười hơn nữa là tôi còn chẳng hề hay biết gì, hí hửng vác mặt tới công ty để làm thủ tục nhận việc.


Nhân sự đứng trước cổng công ty, nhìn tôi với vẻ đầy ngạc nhiên: “Lâm Nhạc Nhạc? Mẹ em chẳng phải đã gọi điện bảo em không đến nữa sao?”


Tôi nghe thấy vậy thì đơ hết cả người: “Không ạ… Em không biết gì về chuyện đó…”


Cô ấy nhìn tôi bằng ánh mắt vừa áy náy vừa thương hại: “Thật xin lỗi, bên chị đã tuyển được người phù hợp. Làm em đi một chuyến uổng công rồi.”


Tôi quay về nhà đối chất với mẹ.


Bà chỉ thản nhiên buông một câu: “Không phải chỉ là công việc thôi sao? Gần nhà chẳng lẽ không tìm được chắc?”


Cứ như thể chuyện tôi bị mất việc, chẳng khác gì việc hôm nay ăn rau cải hay khoai tây.


Vì công việc đó, tôi đã thức khuya dậy sớm để làm nghiên cứu. Phải chạy ra ngoài khảo sát thị trường, còn nhờ bạn cùng lớp luyện tập phỏng vấn suốt bao ngày… Tôi đã dốc hết toàn bộ sức lực.


Khó khăn lắm mới vượt qua hàng trăm ứng viên để được chọn, vậy mà chỉ vì một cú điện thoại của mẹ mà tất cả bị xóa sạch.


Tôi tức đến mức khóc nấc lên, vừa khóc vừa gào hỏi bà ấy: “Tại sao? Sao mẹ lại phá nát cuộc đời con như vậy?”


Nhưng bà vẫn điềm nhiên như không mà nói: “Mẹ là vì muốn tốt cho con thôi.”


Tôi gần như sụp đổ hoàn toàn, khóc đến ngạt thở và suýt chút nữa vì quá tức giận mà lao từ tầng cao nhảy xuống.


Bà lúc đó, thật chẳng khác nào kẻ thù đội lốt mẹ tôi.


6.


Để đề phòng bất trắc, tôi chủ động gọi cho chị HR bên phía phỏng vấn. Hỏi xem có thể sắp xếp cho tôi được phỏng vấn sớm hơn không.


Vì cả đêm ngủ không ngon, đầu tôi đau như búa bổ. Tôi cố gắng dốc cạn một cốc Americano đá để tỉnh táo hơn.


Dù biết có thể ảnh hưởng đến phong độ, nhưng tôi không thể chần chừ thêm nữa. Chị HR cũng rất dễ trao đổi, nhanh chóng cùng tôi xác định một khung giờ cụ thể.


Tranh thủ lúc đầu óc vẫn còn minh mẫn, tôi vội mở lại CV và chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ. Rồi lập tức gọi xe đến địa điểm phỏng vấn.


Trong lúc tôi đang phỏng vấn, mẹ gọi điện liên tục nhưng tôi dứt khoát tắt nguồn luôn.


Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên