11
Lúc tôi đến nơi, bác sĩ phẫu thuật đang hỏi:
"Tối qua không ăn uống gì đúng không? Gây mê có rủi ro, nếu ăn uống vào có thể nguy hiểm đến tính mạng đấy!"
Mẹ vội xua tay:
"Không có, không ăn có uống gì cả."
Bình thường bà nội luôn mồm, giờ lại im lặng một cách kỳ lạ. Tôi chắc chắn bà lại gây họa rồi.
Quả nhiên, em trai vào phòng phẫu thuật chưa đến nửa tiếng, bác sĩ đã chạy ra với mồ hôi đầy trán:
"Tống Đại Bảo thật sự không ăn gì chứ? Giờ bệnh nhân bị sặc rồi, chúng tôi nghi là đã ăn gì đó. Mau nói đã ăn cái gì để chúng tôi xử lý!"
Mẹ trừng mắt nhìn bà nội, nhưng bà lại vội vàng xua tay:
"Không, không ăn gì thật mà!"
Vừa dứt lời, một y tá từ trong chạy ra, lắc đầu với bác sĩ.
Mẹ tôi không cam lòng, hỏi bác sĩ:
"Ý cô là sao vậy?"
Bác sĩ khó khăn nói:
"Xin lỗi chị, chị Tô à, Đại Bảo không qua khỏi. Sặc gây ngạt thở, vì bé sinh non nên chức năng nuốt vốn đã yếu…"
Ngay lúc đó, y tá đã đặt Đại Bảo lên giường và đẩy ra. Tôi nhìn thoáng qua, khuôn mặt sưng phù của em trai đã chuyển thành tím đen vì ngạt thở.
Mẹ tôi ngẩn ngơ ôm lấy Đại Bảo, nước mắt bắt đầu tuôn rơi.
Bà nội không chịu nổi, nhảy dựng lên:
"Tôi sẽ kiện các người! Các người hại ch//ết cháu trai tôi!"
Bác sĩ nghĩ bà vì quá đau lòng, vội giải thích:
"Chúng tôi chưa kịp bắt đầu phẫu thuật, bệnh nhân chết do bị sặc trong lúc gây mê. Nếu không tin, gia đình có thể yêu cầu khám nghiệm tử thi!"
Bà nội phun nước bọt vào mặt bác sĩ, hét lên:
"Tại kỹ thuật của các người kém, còn bày đặt lý do!"
Nói rồi bà lại khóc lóc:
"Đại Bảo của tôi sao mà khổ thế này, may mà bà nội đã nhìn xa trông rộng, cho cháu uống no cháo kê trước khi đi, nếu không cháu đến đây rồi lại trở thành ma đói thì sao…"
Một y tá đứng bên dậm chân:
"Bà à! Không phải đã bảo không cho ăn uống gì sao, sao bà lại cho cháu bé uống cháo kê vậy?"
Bà nội ngơ ngác phản bác:
"Không phải các người chỉ bảo nước với sữa là không được uống thôi sao? Đâu có nói cháo kê không được uống đâu!"
Bác sĩ tức giận, giải thích:
"Yêu cầu nhịn ăn là để tránh sặc. Đại Bảo gây mê xong cháo kê trào ngược chặn khí quản, đó chính là nguyên nhân khiến cháu tử vong! Bà à, chính sự thiếu hiểu biết của bà đã hại chết cháu bé đấy!"
Bà nội ngồi bệt xuống đất:
"Tôi nào biết nghiêm trọng đến thế… Tôi còn cố ý đợi mẹ nó đi vệ sinh rồi lén cho uống mà!"
Mẹ tôi nghe vậy thì hoàn toàn sụp đổ.
Bà ấy nhẹ nhàng đặt Đại Bảo xuống giường, sau đó lao đến trước mặt bà nội, giáng thẳng hai cái tát như trời giáng:
"Đồ bà già sát nhân! Trả Đại Bảo lại cho tôi!"
Bà nội đau quá, lập tức bò dậy bỏ chạy.
Chạy đến cầu thang, bà ta nhìn về phía giường của Đại Bảo, chần chừ không biết có nên đi xuống không.
Nhưng mẹ đuổi đến nơi thì không chần chừ chút nào, dồn hết sức đẩy mạnh bà ta xuống.
Bà nội hoảng hốt né tránh, kết quả trượt chân, ngã nhào xuống dưới.
Các bác sĩ và y tá vội chạy xuống kiểm tra, nhưng cổ bà đã gãy, máu từ sau đầu chảy ròng ròng xuống cầu thang. Một bác sĩ sờ vào rồi lắc đầu ngao ngán.
Tôi thấy vậy chỉ khẽ nhếch miệng cười lạnh.
Thật trớ trêu làm sao,
Mẹ tôi sau khi gi//ết người, cuối cùng cũng kiệt sức, ngã quỵ xuống đất.
Giữa ánh nhìn của bao người, gi//ết người công khai như thế, mẹ tôi sẽ không còn may mắn như bà nội ở kiếp trước nữa. Điều đang chờ đợi bà ấy là sự trừng phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật.
12
Rất nhanh, cảnh sát nhận được cuộc gọi báo án từ bác sĩ và lập tức có mặt.
Sau khi biết rõ tình hình, một nữ cảnh sát tiến đến an ủi tôi:
"Cô bé à, cháu đừng sợ. Nhà cháu còn người lớn nào nữa không? Cháu có thể liên lạc với bố cháu được không?"
Tôi gật đầu, gọi điện giải thích ngắn gọn sự việc với ba. Sau đó, tôi cố gắng làm ra vẻ buồn bã, đi thu xếp thi thể của Đại Bảo và bà nội.
Lúc này, mẹ tôi đã bị còng tay, chuẩn bị đưa về đồn cảnh sát. Bà ấy quay đầu lại liên tục, vừa khóc vừa hét lên:
"An Hòa, mẹ xin con, đừng để Đại Bảo gần bà nội con nữa nhé! Thằng bé không thể xuống dưới đó rồi mà vẫn bị bà ta hại tiếp nữa!"
Một số y tá có lòng trắc ẩn nghe thấy vậy liền lau nước mắt.
Nhưng tôi thì không động lòng. Vội gì chứ? Sớm hay muộn, mẹ tôi cũng phải xuống dưới đó với Đại Bảo thôi. Sau này, ba người bọn họ sẽ tiếp tục “hòa thuận” với nhau thôi.
Điều làm tôi bất ngờ là, khi vừa đến nhà tang lễ, tôi nhận được cuộc gọi từ cảnh sát giao thông.
"Có phải Tống An Hòa không? Bố của cháu, Tống Kiến Quân, lái xe quá tốc độ, đâm vào lan can đường, tử vong tại chỗ. Hiện chưa liên lạc được với người nhà khác, cháu có thể đến xử lý được không?"
Tôi ngẩn người một lúc, rồi quay đầu nhìn lên bầu trời âm u bên ngoài, sắp sửa mưa.
Cũng tốt. Một nhà được đoàn tụ cả rồi.
Kiếp trước, bố tôi không trực tiếp hại ch//ết tôi. Nhưng suy cho cùng, chính ông là người nghĩ ra cách ép tôi phải chăm sóc đứa em trai khi tôi vẫn còn đang học đại học, sau khi tôi tốt nghiệp còn phải nuôi nó nữa.
Tất cả bọn họ, đều lần lượt ch//ết vì cái thứ gọi là "truyền tôn tống đại" (sinh con nối dõi) đáng nguyền rủa đó.
Tôi một mình lo liệu xong tang lễ cho cả ba người. Nghe tin nhà tôi gặp bi kịch, hàng xóm láng giềng kéo đến an ủi, tôi cảm ơn từng người một rồi quay đầu bán luôn căn nhà mà bố mẹ tôi đã mua cho Đại Bảo sau này ở.
Người đã mất rồi, đổi thành tiền còn thực tế hơn.
Sau đó, tôi tiếp tục trở lại trường học. Một tháng sau, giảng viên của tôi đích thân xin phép nghỉ học cho tôi để về nhà một chuyến.
Hóa ra, mẹ tôi sắp bị thi hành án tử hình, nhưng bà ấy muốn gặp tôi một lần cuối. Vì lý do nhân đạo, cảnh sát trại giam đã liên hệ với giảng viên của tôi. Tôi chẳng có gì phải sợ cả, liền vui vẻ nhận lời.
Hôm tôi đến thăm mẹ, trời đổ mưa rất lớn. Dù đã che ô nhưng quần áo và tóc tôi vẫn ướt sũng.
Nhưng khi vừa bước vào, nhìn thấy mẹ tôi, tôi sững người. Mới chỉ một tháng thôi, bà ấy đã gầy đi rất nhiều. Vừa nhìn thấy tôi, bà ấy kích động vô cùng:
"An Hòa, con đến thăm mẹ phải không? Con có sống tốt không? Những gì họ nói đều là giả đúng không? Con mau cứu mẹ đi, mẹ phải ra ngoài gặp Đại Bảo!"
Viên cảnh sát bên cạnh ngượng ngùng nói:
"Có lẽ bà ấy bị kích động mạnh nên tinh thần chịu đả kích lớn làm cho nói những lời không rõ ràng nữa."
"Đây, cháu lấy khăn mà lau người đi. Hai mẹ con nói chuyện đi nhé."
Tôi cảm ơn rồi quay sang nói với mẹ:
"Đại Bảo bị bà nội hại chết rồi. Mẹ quên rồi sao?"
Mẹ tôi sững người lại, rồi đột nhiên hét lên.
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt mẹ, từng chữ, từng câu rõ ràng:
"Không quên, em trai con đã chết rồi."
"Không thể nào! Em con là phúc tinh nhỏ của nhà chúng ta, làm sao nó có thể chết được chứ? Nó còn phải phù hộ cho bố con thăng quan phát tài nữa mà!"
"Bố cũng chết rồi." Tôi cắt lời mẹ, "Bố bị tai nạn xe, đầu thì bị nghiền nát."
Mẹ như mất hết hy vọng, ngồi bệt xuống đất.
Nghĩ một lúc, tôi hỏi bà:
"Nhưng con vẫn còn sống này. Vậy mẹ nghĩ sao...?"
"Con sống thì được gì chứ?" Bà thẫn thờ, nói bằng giọng lạnh lùng.
"Một đứa con gái vô dụng. Ngay từ khi sinh ra, con đã chiếm mất chỗ của em trai con. Bây giờ còn cướp đi phúc khí của nó. Sao người chết không phải là con chứ?"
Nói đến đây, bà ấy lại kích động, cố sức đứng lên, vừa hét vừa chỉ vào tôi, càng lúc càng mất kiểm soát.
"Người đáng chết phải là con!”
"Mẹ có con trai rồi! Mẹ đã là người phụ nữ có giá trị! Mẹ có con trai rồi, ha ha ha ha ha..."
Những hành động quá khích của mẹ tôi lập tức bị cảnh sát khống chế. Tôi nhân cơ hội đứng dậy rời khỏi đây.
Khi đẩy cánh cửa ra, trời vừa tạnh mưa, một cầu vồng hiện lên ở phía xa. Mặt trời đang ló dạng sau những tầng mây.
Còn tôi, sau trận bão lớn, cuối cùng cũng sẽ đón nhận ánh sáng rực rỡ của riêng mình.
(Hoàn)
Hãy là người bình luận đầu tiên
Nguyệt Truyện hoan nghênh các tác giả, dịch giả, nhóm dịch và các fanpage đăng truyện lên website của chúng tôi. Mọi chi tiết về nhuận bút, kiếm tiền và các thỏa thuận khác vui lòng nhắn tin trực tiếp đếnfanpage Facebook Nguyệt Truyệnhoặc email nguyettruyennet@gmail.com