7
Cửa phòng vang lên một tiếng "két".
Mẹ chồng tôi vội vã bước vào, đẩy Tiền Cẩm Phong ra, quay sang quỳ sụp trước mặt tôi.
Bà ta nước mắt lưng tròng, hai tay níu lấy áo tôi, giọng nghẹn ngào:
"Y Lan, bao năm qua mẹ luôn coi con như con ruột. Chỉ là mẹ miệng lưỡi không tốt, nên con khó cảm nhận được tấm chân tình của mẹ.”
"Thực ra, trong lòng mẹ, con còn giống con mẹ hơn cả Tiền Cẩm Phong, nên mẹ mới cưng chiều Đống Đống. Dù gì nó cũng là máu thịt của con, mẹ chỉ là yêu con mà yêu lây sang nó.”
"Con nghiêm khắc với nó, mẹ mới muốn bù lại, nên mới xảy ra nhiều xung đột với con. Thật ra mẹ luôn mong con tốt, mong cái nhà này tốt.”
"Mẹ biết con chịu ấm ức, mẹ quỳ xuống nhận lỗi, con bớt giận đi, đưa vé lại cho Đống Đống nhé."
Tiền Cẩm Phong sững sờ nhìn cảnh tượng này, sau đó mới định thần lại, lao đến kéo mẹ đứng dậy.
"Mẹ, mẹ đứng lên đi, cô ta là thứ gì mà mẹ phải quỳ?"
"Tránh ra, đồ bất hiếu!"
Mẹ chồng trước mặt tôi giơ tay tát thẳng vào mặt Tiền Cẩm Phong.
Diễn xuất này, tôi phải vỗ tay khen bà ta.
Biết tiến biết lùi, đúng là người có học, rất giỏi đánh vào tâm lý.
Bà ta biết tôi mềm lòng, giận đến đâu chỉ cần nịnh một chút là sẽ xuôi.
Trước kia tôi giận, bà ta mua cho tôi hộp kẹo, hôm sau đã có thể sai tôi làm bảo mẫu miễn phí cho con gái bà ta.
Tôi lạnh nhạt nói: "Bao nhiêu lần rồi, hai người cứ nói tôi dạy con sai cách, tôi bắt con làm bài, hai người lén xé bài đi; tôi không cho ăn đồ ăn vặt, hai người lại giấu tôi mua cả thùng đồ ăn; tôi không cho chơi game, hai người lén mua điện thoại cho nó chơi suốt đêm.”
"Đến khi mắt con đỏ lên, hai người lại đổ tại tôi không biết chăm con. Buồn cười nhất là, nó tin, nó ghét tôi đến mức cố ý bôi bẩn vào mắt tôi cho tôi viêm luôn.”
"Tôi nuôi một con mèo, lúc tôi bệnh nó còn biết mang đồ ăn cho tôi. Còn nuôi con, nó chỉ biết hỏi sao tôi chưa ch^t."
Tôi chưa từng nói những lời này trước mặt họ.
Hai người nhìn nhau, đều hiểu lần này tôi không phải đang hờn dỗi.
Rõ ràng là đang hoảng loạn.
Mẹ chồng cạn lời, môi mấp máy mãi chỉ thốt ra được một câu:
"Nhưng dù gì nó cũng là máu thịt của con mà!"
Tôi cười lạnh: "Thịt đã thối, không vứt đi khác gì tự s///át!"
Tiền Cẩm Phong lại là câu quen thuộc: "Nhớ kỹ những lời hôm nay của cô, sau này tôi sẽ không bao giờ cho cô gặp nó nữa!"
Anh ta nhìn chằm chằm vào tôi, như mong tôi sẽ thay đổi ý định.
Tôi bật cười: "Tốt quá, mong anh giữ lời, đừng bao giờ dẫn nó đến cầu xin tôi."
Anh ta trợn mắt: "La Y Lan, đừng tưởng tôi không kiếm được vé! Chẳng qua tôi lười thôi!"
Tôi nhún vai, chẳng buồn đáp, mở cửa bước ra.
Tiền Đống Lương quay đầu lại, mặt vênh vác tưởng tôi sẽ xin lỗi.
Đến khi thấy tôi đi lướt qua, nó tức tối chửi rủa.
Tôi chẳng tức cũng chẳng buồn, không ngoảnh lại, về nhà khóa cửa, đắp mặt nạ, xem phim, sống thong dong như chẳng có chuyện gì.
Ba ngày sau, nhà bên nổ ra một trận cãi vã dữ dội.
Tiếng to đến mức đi dưới tầng một cũng nghe rõ.
Lý do không có gì khác – Tiền Cẩm Phong bận rộn ba ngày trời, không những không kiếm được vé, mà còn tốn oan ba vạn tệ.
Nghe đâu danh sách đợt cuối đi Mỹ đã chốt.
Tiền Đống Lương – không có cơ hội nữa rồi.
8
Đây là lần đầu tiên thằng bé không được toại nguyện.
Trước kia, nhu cầu nhỏ có ông bà nội lo, nhu cầu lớn thì tôi tất tả lo liệu.
Lần này là cơ hội mà nó mong mỏi đã lâu, vậy mà lại vuột mất.
Sự hụt hẫng quá lớn khiến nó không thể chấp nhận được.
Nó gào thét, đập phá đồ đạc, còn dọa nhảy lầu, khiến cả tòa nhà bị đánh thức.
Hàng xóm ầm ầm kéo tới, cãi cọ loạn cả lên.
Cuối cùng, cảnh sát gõ cửa nhà tôi.
“Là mẹ của đứa trẻ, khi con có dấu hiệu suy sụp tinh thần, tại sao cô không đến xem tình hình ngay từ đầu?”
Tiếng bà nội khóc lóc thảm thương vang lên, như thể đang dựng tôi thành một người đàn bà vứt chồng bỏ con.
Tiền Cẩm Phong đứng dựa vào cửa, râu ria xồm xoàm, áo quần nhăn nhúm, nhìn tôi đầy oán hận: “Anh cảnh sát, nói cô ta đi, là phụ nữ mà không lo chăm con, chăm chồng, chỉ biết giận dỗi đòi ly hôn.”
Tôi lặng lẽ bật đoạn ghi âm lên.
Ước nguyện sinh nhật của con trai vang lên rõ ràng.
Những lời họ nói với tôi trong ngày sinh nhật ấy, giờ đây được phát ra từng câu từng chữ.
Từng lời nói như từng cái tát vô hình, giáng lên mặt bọn họ.
Mặt mẹ chồng tái mét, quên cả việc khóc.
Hàng xóm bắt đầu bàn tán râm ran:
“Hóa ra là thế, tôi còn thắc mắc sao một người mẹ thương con như cô ấy lại bỗng nhiên mặc kệ nhà cửa, thì ra là cả nhà toàn lũ vong ân phụ nghĩa!”
“Đúng đó! Ai mà không biết trong khu này chị Y Lan vì nhà mà hy sinh thế nào, thằng Đống Lương học giỏi thế là nhờ chị ấy khổ sở ngày đêm dạy dỗ!”
“Hy sinh nhiều đến mấy mà gặp ông bà nội phá rối, chồng thì không ra gì, con thì vô ơn, làm mẹ kiểu đó đúng là đau lòng mà!”
“Ly hôn rồi còn mặt mũi trách móc người ta à? Hôm cãi nhau tôi còn nghe rõ là họ đuổi cô ấy ra khỏi nhà, giờ lại nói cô ấy giận dỗi bỏ đi, đúng là nói sao cũng tiện mồm!”
“Giờ mới biết mặt dày là như thế nào đó, lúc trước việc gì cũng đổ lên đầu người ta, giờ không có chị ấy cái gì cũng loạn hết, đáng đời!”
Những ánh mắt khinh thường khiến Tiền Cẩm Phong xấu hổ đến mức không dám ngẩng mặt.
Không biết từ lúc nào, Tiền Đống Lương cũng trốn mất dạng, chắc là mất mặt quá nên lẩn đi rồi.
Cuối cùng, cảnh sát hiểu rõ tình hình, không làm phiền tôi nữa.
Tối hôm đó, tôi nhận được tin nhắn từ Đống Lương:
[Bà đừng đắc ý quá, không đi Mỹ thì tôi cũng sẽ thành công thôi!]
9
Tiền Đống Lương rất sĩ diện.
Bị hàng xóm nói mấy câu là không dám làm loạn nữa.
Đến ngày kết thúc thời hạn chờ ly hôn, Tiền Cẩm Phong vốn không định đi.
Cuối cùng lại bị con trai kéo đi cho bằng được.
Nó vẫn câu nói đó: Không có tôi, họ sẽ sống tốt hơn.
Khi cầm được giấy ly hôn, khối u trong lòng tôi như được tan biến.
Thấy tôi cười tươi như hoa, cha con bọn họ đen mặt.
Tiền Cẩm Phong tức đến dậm chân: “Tôi đi tìm tình mới ngay hôm nay!”
Tôi cười nhạt: “Ai quan tâm, tùy anh.”
Mọi người xung quanh phá lên cười.
Anh ta xấu hổ bỏ đi.
Không lâu sau, tôi nhận được tin nhắn của anh ta:
[Rời khỏi tôi, cô chuẩn bị sống khổ đi nhé! Ở cái tuổi này rồi, để tôi xem ai thèm lấy cô!]
Tôi lập tức chặn số anh ta, rồi đi đón Chúc Ninh tan học.
Dạo này thành tích con bé càng ngày càng tốt, đúng giai đoạn quan trọng, ngày nào cũng không thể lơ là.
Ba con bé sợ tôi phân tâm dạy học nên bao luôn ba bữa cơm, từng bữa đều nấu cho tôi.
Chúc Ninh cũng rất cầu tiến, dù là cuối tuần cũng không lười biếng, sáng sớm đã theo tôi ra công viên gần khu để học từ vựng.
Trên đường về, tình cờ gặp mẹ chồng cũ đang xách túi đồ ăn.
Bà bước vội, tóc tai rối bù, chắc đi muộn nên đang hối hả về nấu cơm.
Trước khi con trai bà kết hôn, nhà thuê người làm; kết hôn rồi thì tôi làm tất.
Nên bà ta cả đời chẳng đụng đến việc nhà.
Mới vài tháng mà bà ta đã tiều tụy hẳn, nhìn già hơn cả chục tuổi.
Vừa thấy tôi, bà ta hừ lạnh vài tiếng, lẩm bẩm mắng:
“Đồ nhà quê vẫn là đồ nhà quê, lo dạy con người ta mà không thèm ngó con ruột, sau này ch^t đói bên đường cũng đáng đời!”
Chúc Ninh định mở miệng phản bác.
Tôi nắm tay con bé, lắc đầu, rồi dùng tiếng Anh nói: “Tranh cãi với người thế này chỉ tốn thời gian thôi.”
Chúc Ninh cũng đáp lại bằng tiếng Anh trôi chảy: “Thật ra họ rất mong cô quay về, chỉ là không chịu hạ mình thôi.”
Bà ta nghe không hiểu tiếng Anh, liền nổi nóng: “Mấy người nói cái gì lầm bầm lầu bầu đấy? Đừng có khoe mẽ! Cháu tôi cũng biết tiếng Anh đấy! Gần đây nó học hành chăm lắm, ngày nào cũng học tới ba giờ sáng!”
Còn con bé này mà đòi đứng đầu lớp? Mơ đi nhé!”
Bà ta giận dữ chạy về.
Đi ngang qua nhà bà, tôi nghe tiếng Đống Lương la lên: “Cái gì? Mẹ nghe thấy con bé Chúc Ninh nói tiếng Anh à? Không thể nào! Nó trước đây tiếng Anh tệ nhất lớp mà!”
Tôi cười khẩy.
Xem ra nó đã quên mất rồi.
Trước đây tiếng Anh của nó cũng chẳng ra gì.
Mà tôi thì, riêng tiếng Anh lại là giỏi nhất.
Tôi mất ba tháng giúp nó củng cố nền tảng, rồi thêm nửa năm để nó dám tự tin mở miệng nói.
Về mảng này, Chúc Ninh còn giỏi hơn nó nhiều.
Không biết từ bao giờ, khu dân cư bắt đầu râm ran bàn tán hai đứa trẻ đang âm thầm ganh đua.
Đề tài lúc trà dư tửu hậu của mọi người là đoán xem ai thi tốt hơn.
Nghe đâu, hiện tại nhiều người nghiêng về phía Tiền Đống Lương.
Dù sao thì trước kia cậu ta có thành tích cũ làm chỗ dựa, chắc cũng không tệ đến mức rớt hạng.
Còn Chúc Ninh thì gần đây tiến bộ nhanh, nhưng thời gian lại ngắn, khó mà bắt kịp.
Tôi dặn con bé đừng để ý những lời đàm tiếu, cứ đi theo nhịp độ của mình.
Ngày tháng trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến ngày thứ hai trước kỳ thi.
Chúc Ninh lo lắng đến mức mất ngủ.
Tôi bảo nó bật loa ngoài để tôi kể chuyện.
Tôi kể về tuổi thơ ở quê nhà:
“Hồi đó quê dì nghèo lắm, giáo dục cũng lạc hậu.
Thầy cô không ai nói chuẩn tiếng phổ thông, bọn dì cũng nói theo sai luôn.
Nhưng tụi dì rất vui.
Tan học, tụi dì lại ra đồng bắt ếch, chơi nhảy dây.
Đến giờ thì về nhà ăn cơm, mẹ dì thích nấu đậu đũa nhất, nói ăn vào sẽ thông minh hơn…”
Không biết kể bao lâu, tôi nghe tiếng nó thở đều đều mà ngủ mất.
Tôi cúp máy, chuẩn bị nghỉ ngơi.
Thì đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp gáp.
Tiền Cẩm Phong gào to: “Y Lan! Cô mau đi xem đi, Đống Lương đau bụng dữ lắm, không chịu đi bệnh viện!”
Hãy là người bình luận đầu tiên
Nguyệt Truyện hoan nghênh các tác giả, dịch giả, nhóm dịch và các fanpage đăng truyện lên website của chúng tôi. Mọi chi tiết về nhuận bút, kiếm tiền và các thỏa thuận khác vui lòng nhắn tin trực tiếp đếnfanpage Facebook Nguyệt Truyệnhoặc email nguyettruyennet@gmail.com