Ánh sáng đời tôi

[4/4]: Chương 4

7.


Từ bỏ tương lai chỉ để trải đường cho bọn họ ư? 


Mục Vân tưởng mình là ai mà nghĩ bản thân có giá trị đến thế trong mắt tôi?


Tôi không chút do dự từ chối. Người đàn ông đó dường như đã lường trước kết cục này, ông ta cười nhạt: “Cháu vẫn còn là một đứa trẻ, nên chưa hiểu được cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến cháu thế nào. Vậy thế này đi, chỉ cần cháu đồng ý thì chú sẽ làm thủ tục nhận nuôi. Cháu muốn đi du học cũng không thành vấn đề.”


Do tôi vẫn không đồng ý nên họ gọi tài xế chặn tôi ngay giữa đường. 


Dù những môn trước tôi làm rất tốt, nhưng không có nghĩa là thiếu một môn mà vẫn giữ được điểm số như bình thường.


Chỉ còn chưa đầy nửa tiếng nữa là đến giờ vào phòng thi rồi, nhìn nụ cười tươi rói trên gương mặt ông ta. Tôi cuối cùng cũng sụp đổ mà quay sang cầu xin Mục Vân.


Bà ta cúi đầu tránh đi ánh mắt của tôi, giọng lí nhí như sợ người ta nghe thấy: “Mẹ cũng là vì muốn tốt cho con thôi… Chỉ cần con đồng ý thì những gì con muốn, chú ấy đều có thể cho con mà…”


Vậy thì tại sao bà ta lại không dám nhìn tôi? Chẳng lẽ bà cũng nhận ra là những gì mình đang làm và nói đều quá đáng?


Tôi đã chuẩn bị cho kỳ thi này suốt bao lâu, đây là cơ hội duy nhất để tôi thay đổi số phận.


Tôi quỳ sụp xuống như một con chó hoang bị dồn đến đường cùng, túm lấy vạt váy bà ta mà khóc lóc cầu xin: “Mẹ ơi, con xin mẹ… xin mẹ tha cho con… Mẹ để con đi thi được không? Đây là cơ hội duy nhất của con rồi. Mẹ ơi, con xin mẹ… xin mẹ đấy…”


Đầu gối của tôi đập mạnh xuống nền xi măng vì bị ép quỳ, điều đó đã đập tan hy vọng cuối cùng tôi dành cho người mẹ ruột của mình.


Tôi dập đầu van xin bà, cũng dập đầu trước cả người đàn ông đó.


Thời gian thi cứ thế rút ngắn từng giây, từng phút. Tôi ngã cả người dưới đất, m.á.u từ trán chảy xuống dính đầy lên tóc và mắt.


Điện thoại đã bị họ nhanh tay giữ mất.


Không ai biết rằng trong một con hẻm hẻo lánh, có một thí sinh đang tuyệt vọng vật lộn với ước mơ bị ch//ôn sống của mình.


Hôm đó Mục Vân cũng khóc, nhưng bà chỉ biết khóc rồi khuyên tôi từ bỏ và đồng ý với người đàn ông đó.


Mười phút trước giờ thi, chính là Triệu Lan Nguyệt lao vào cứu tôi.


Tối qua tôi đổi bút chì 2B mới, cô không biết nên tưởng tôi quên mang theo. Sau đó, vội vàng đuổi theo để đem đến. Trên đường cô nhìn thấy túi bút của tôi rơi bên vệ đường, nên tiếp tục lần theo mà chạy đến.


Cô xông vào như gió, tay cầm theo cây gậy nhặt được bên đường. Phía sau còn dẫn theo vài ông bà chủ quán ăn ven đường tới hỗ trợ, cô tát cho Mục Vân hai cái trời giáng rồi ôm lấy tôi đưa thẳng vào phòng thi.


Lúc bước vào phòng, tóc tai tôi bê bết m.á.u và mắt mờ đi vì nước mắt. Thí sinh trong phòng và giáo viên đều sững sờ nhìn bộ dáng đó của tôi.


Từng dòng chữ tôi viết lên bài thi hôm đó, đều mang theo nỗi đau không thể bật thành tiếng.

Tôi vừa lau nước mắt vừa gạt m.á.u đi, nuốt tất cả nỗi hận vào lòng.


Tôi phải bước tiếp, không ai có thể cản tôi lại nữa.


Thi xong, tôi chịu đựng cơn đau dữ dội. Bước ra khỏi phòng thi rồi ngất lịm ngay cổng trường.


Lúc mở mắt ra, Triệu Lan Nguyệt đang ngồi bên cạnh với mắt đỏ au vì thiếu ngủ. Cô bảo đã báo công an, nhưng vì giữa tôi và Mục Vân có quan hệ huyết thống… Lại chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên không thể khởi tố hình sự.


Mục Vân và chồng bà ta chỉ bị tạm giữ bảy ngày. Từ ngày hôm đó, tôi chưa từng gặp lại họ.


Suốt cả kỳ nghỉ, mỗi bước tôi đi đều kéo theo cơn đau âm ỉ từ đầu gối. Rõ ràng vết thương chẳng đến mức nghiêm trọng, nhưng mỗi khi nghĩ đến Mục Vân thì đầu gối tôi lại đau như bị kim châm từng chút một.


Bà ta trở thành một cơn đau âm ỉ, lạnh lẽo nhất trong nửa đầu cuộc đời tôi. Thứ đau đớn này không thể gọi tên, cũng chẳng thể nguôi ngoai.


8.


Hành lang bệnh viện đã có rất đông người tụ tập xem náo nhiệt. Mục Vân vẫn quỳ dưới đất, ánh mắt đờ đẫn và trống rỗng.


Bên cạnh, cậu bé kéo nhẹ tay áo bà ta ngây thơ hỏi: “Mẹ ơi, sao lúc ấy chị lại quỳ trước mẹ vậy?”


Một câu hỏi đơn thuần của đứa trẻ như nh//át d.a.o cuối cùng, đánh sập toàn bộ lớp vỏ tự trọng cuối cùng còn sót lại nơi Mục Vân.


Bà ta ôm mặt và bờ vai run rẩy từng cơn, đến cuối cùng không gắng gượng nổi nữa mà sụp hẳn xuống gào khóc nức nở. Không còn màng đến hình tượng.


Tiếng khóc khản đặc, xé ruột xé gan.


Thì ra ký ức hôm đó vẫn còn rõ ràng đến thế… Rõ đến từng chi tiết hay từng ánh mắt, từng giọt m.á.u cũng có thể nhớ lại rành mạch.


Con gái bà ta đã từng quỳ trước mặt mình, khuôn mặt bê bết m.á.u và nước mắt. Hai bàn tay run rẩy nắm chặt vạt váy đến trắng bệch cả khớp xương.


Cô bé ấy bị ép quỳ dưới đất, dập đầu hết lần này đến lần khác. Chiếc lưng từng thẳng tắp và đầy kiêu hãnh, đã vỡ vụn dưới con hẻm hẹp tối tăm ấy.


Cũng là mười tháng mang thai, từng là sinh linh bé nhỏ trong những ngày bà mong mỏi sinh ra. Từng được nghe bà hát ru bằng giọng dịu dàng:


“Ngủ đi, ngủ đi nhé, bảo bối yêu thương của mẹ.”


“Tay mẹ dịu dàng đung đưa con ngủ, gió nhẹ khẽ lay, chim nhỏ rì rầm.”


“Bảo bối ngoan, hãy ngủ một giấc thật ngon.”


Thế mà cuối cùng, chính đứa nhỏ ấy —đứa bé từng nằm trong vòng tay bà —lại quỳ gối, cổ họng khàn đặc và dập đầu van xin bà cứu lấy cuộc đời nó.


“Mẹ ơi, con xin mẹ.” Giọng con bé đau đớn van xin.


Thậm chí hôm đó, giữa con phố đông người. Bà ôm đứa con trai nhỏ lo lắng tới cuống cuồng tìm kiếm chỗ bị thương, nhưng vẫn không quay đầu nhìn lại cô con gái đang nằm trong vũng m.á.u gần đó.


Cô gái ấy cũng từng là đứa trẻ đỏ hỏn, nhăn nheo khi vừa lọt lòng. Đứa nhỏ lim dim cất tiếng khóc yếu ớt như một chú chuột con.


Bà đã từng bật cười dịu dàng đưa tay ra, khẽ nắm lấy ngón tay bé xíu của nó: “Xước Xước ngoan, mẹ đây mà.”


Thế nhưng mười mấy năm sau, Xước Xước của bà bị người ta đ.â.m mười sáu nh//át d.a.o khiến toàn thân đ.ẫ.m m.á.u. Nó đã vươn tay ra giữa lằn ranh sống chec, giống hệt ngày còn bé cố tìm một bàn tay kéo lấy mình lên.


Chỉ tiếc là… Đã chẳng còn ai nắm lấy tay bà nữa rồi.


Cuối cùng, Mục Vân cũng nghe thấy.


Con gái bà đang gọi bà:


“Mẹ ơi… đau quá.”


“Mẹ ơi… con hận mẹ.”


9.


Ngày Mục Vân ký vào giấy cắt đứt quan hệ, trời nắng rất đẹp. Đó là ngày thứ mười lăm tôi hôn mê bất tỉnh.


Triệu Lan Nguyệt cầm tờ giấy ấy đến đặt bên giường của tôi, cô nắm chặt lấy tay tôi và ấn ngón tay lên phần điểm chỉ rồi nói: “Sau này bà ta không còn liên quan gì đến con nữa đâu, Xước Xước.”


Giữa màn đêm tối mịt trong tâm trí, tôi không kiềm được mà thấy vui.


Tốt quá rồi, tôi không muốn rời khỏi thế giới này mà vẫn còn mang danh ‘con gái của Mục Vân’.


Hôm nay bác sĩ lại đến như mọi lần, tôi nghe thấy ông ấy nói chuyện với Triệu Lan Nguyệt rất lâu.


Ông bảo cơ thể tôi đã gần như không thể chống đỡ thêm được nữa. Nếu cứ tiếp tục cứu chữa chỉ là cưỡng ép giữ tôi lại trên đời và chẳng còn bao nhiêu ý nghĩa, ngược lại chỉ kéo dài thêm đau đớn cho tôi.


Dù lời bác sĩ nói rất nhẹ nhàng nhưng tôi vẫn nghe ra được, ông đang khuyên Triệu Lan Nguyệt nên buông tay.


Và cô lại khóc.


Cô khóc khiến tôi đau quá… đau đến tận tim.


Ngay cả cái ngày tôi thi đỗ đại học, cô cũng chưa từng khóc. Đêm đó, cô chỉ ôm tờ giấy báo trúng tuyển ngồi suốt cả đêm với đôi mắt đỏ hoe. Tay vuốt lên vuốt xuống tấm giấy ấy không ngừng, miệng cứ cười mãi.


Cô hung hăng chọc ngón tay vào trán tôi, miệng mắng nhưng giọng lại chẳng giấu nổi niềm tự hào: “Đchec tiệt! Không uổng công tao nuôi mày bao năm… Có tiền đồ rồi đấy! Nhớ phải nuôi lại mẹ kế đấy nhé!”


Nói xong, ngay chính cả cô cũng ngớ ra. Một lát sau, cô ngượng ngùng ho nhẹ một tiếng rồi lặng lẽ trốn vào phòng ngủ.


Tôi ngồi trên ghế sô pha, mặt đỏ ửng.


Trưa hôm đi nhập học, cô ngủ rất say. Tôi nhẹ nhàng bước vào phòng cô, đặt một phong bì gồm tiền thưởng học sinh giỏi và tiền làm thêm tiết kiệm suốt cấp ba lên bàn gỗ cũ kỹ.

Cùng với một mảnh giấy nhỏ.


Tôi quỳ gối ghé sát lại, áp mặt mình khẽ chạm vào mặt cô một cái —chỉ một cái thoáng qua.


Trưa hôm đó nắng nhẹ và ấm áp, khóe môi Triệu Lan Nguyệt trong giấc mơ vẫn còn khẽ cong lên. Chắc cô mơ thấy chuyện gì vui lắm.


Tôi cũng mỉm cười, ghé lại gần tai cô, thì thầm rất khẽ: “Triệu Lan Nguyệt…”


Thấy cô không tỉnh lại.


Tôi cúi đầu nhìn cô, bả vai dần thả lỏng mà khẽ gọi một tiếng. Nhưng cô vẫn không nghe thấy: “…Mẹ.”


Chờ con quay lại đón mẹ, chúng ta cùng đến thành phố lớn sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.

Mẹ con mình sẽ ở cùng nhau mà không cần phải thức khuya dậy sớm nữa, cũng chẳng phải co ro trốn tránh như hai con kiến trong thành phố này.


Con đã lớn rồi, chúng ta còn rất nhiều ngày tốt lành đang đợi ở phía trước.


Mẹ đợi con nhé…


Khi mẹ tỉnh dậy sẽ thấy tờ giấy ấy. Năm con mười chín tuổi, thật ra con đã từng gọi mẹ là ‘mẹ’.


Hy vọng… mẹ sẽ vui.


10.


Tờ giấy khẽ rung lên trong làn gió nhẹ, nét chữ thanh thoát dịu dàng phản chiếu một sự bình yên lặng lẽ.


Cửa sổ chưa đóng khiến rèm khẽ lay động theo nhịp gió. Một cơn gió thổi qua đúng vào khoảnh khắc Triệu Lan Nguyệt sắp tỉnh dậy, cuốn tờ giấy mỏng manh ấy bay lên.


Tờ giấy men theo khe hở, từ tầng bốn chậm rãi theo gió rơi xuống. Cô tỉnh dậy và tiện tay đóng cửa sổ lại… Không hề nhìn thấy tờ giấy đang bay trong gió.


Tờ giấy trắng cuối cùng đáp xuống nền đất, cuộn lại trong một góc khuất mà chẳng ai biết đến.


…Tương lai còn dài.


…Mẹ ơi.


11.


Triệu Lan Nguyệt chọn một ngày thật đẹp để từ biệt con. Hôm đó có gió và nắng ấm, tiếng chim hót vang vọng giữa trời xanh.


Là ngày thứ hai mươi kể từ khi Lý Xước hôn mê… Bác sĩ nói cô bé đchec não.


Nếu còn tỉnh táo, có lẽ con bé cũng không muốn bản thân phải rời đi trong bộ dạng thảm hại như vậy.


Triệu Lan Nguyệt ôm con vào lòng, chính tay rút ống thở ra.


Người trong lòng cô gầy guộc và bé nhỏ đến tội. Đi hết hai mươi ba năm ngắn ngủi trên đời,

cuối cùng để lại toàn bộ tiền tiết kiệm và phần thưởng cứu người cho người mẹ không cùng huyết thống ấy.


Đó là một số tiền rất lớn, đủ để Triệu Lan Nguyệt sống bình yên cả quãng đời còn lại.


Con gái cô, ngay cả khi rời khỏi thế gian cũng không để lại chút phiền phức nào. Đi vội vàng đến thế, đến một tiếng ‘mẹ’… cũng không kịp gọi.


Lý Xước ngừng thở trong vòng tay cô.


Khi đến thế giới này, con bé không mở mắt trong lòng cô cũng không cất tiếng khóc đầu tiên trong vòng tay cô.


Nhưng khi rời đi… lại là ở ngay nơi đó yên lặng và thanh thản, tựa vào lòng cô bước về một thế giới khác.


Lúc ra đi, toàn thân vẫn còn gắn đầy dây ống. Khuôn mặt dường như phủ một lớp tro bụi, mơ hồ không nhìn rõ.


Màu xám xanh ấy, còn nhợt nhạt hơn cả ngày đầu con bé bước vào nhà cô.


Thầy cô và bạn bè đều đến tiễn đưa. Những người từng che chở và để tâm đến cô học sinh nhút nhát nhưng kiên cường ấy… Từng người, từng người một, từ khắp nơi tìm về.


Trên bản tin, người ta gọi cô là ‘anh hùng Lý Xước’. Cô gái đã dũng cảm lao lên, cứu sống mười ba đứa trẻ.


Trong trận tấn công hôm đó, giữa mười mấy nh//át d.a.o. Cô vẫn ôm chặt lấy kẻ s.á.t nh//ân, cố ngăn hắn lao về phía lũ nhỏ.


Giáo viên chủ nhiệm thời cấp ba là người rất nghiêm khắc, ông luôn mặt lạnh và chưa từng cười lấy một lần. Vậy mà hôm nay, thầy không ngừng gọi tên cô với hy vọng ở những phút cuối cùng có thể dẫn đường cho học trò cũ —nơi đáy sâu của cõi người.


Bạn cùng bàn năm xưa là một cô gái má tròn bầu bĩnh, hai tay run run chạm vào từng vết sẹo nhỏ lớn trên tay Lý Xước. Nước mắt rơi như mưa, khóc đến nấc nghẹn và ôm cô thủ thỉ thì thầm bên tai.


Cô ấy muốn nói nhiều lắm.


Muốn hỏi, tại sao cậu liều đến vậy?


Không thấy hắn cầm d.a.o à?


Muốn trách, sao không ích kỷ thêm một chút… Cũng muốn cầu xin, cậu nhất định phải nhớ lấy tớ.


Muốn bảo rằng đường xuống đó rất cô đơn, cậu nhớ đi chậm một chút.


Kiếp sau… người mẹ mà cậu chọn sẽ đến bên cậu.


Nhưng đến cuối cùng, cô ấy chỉ nói một câu thật khẽ: “Lý Xước… kiếp sau phải sống hạnh phúc hơn một chút nhé.”


(Hết)


Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên