Bài giảng đạo lý trên bàn cơm.

[2/4]: Chương 2


Trần Dạng điên cuồng nháy mắt ra hiệu với bố tôi, mong ông nể mặt anh ta mà ngừng lại. Nhưng bố tôi làm như không nhìn thấy mà thản nhiên tiếp tục:


"Nó hả, đúng là một con cá lóc om dưa… Vừa chua vừa dở, lại còn dư thừa!"


"Nó ấy mà, trình độ văn hóa chỉ hơn mỗi gật đầu thì yes lắc đầu no. Thấy gái đẹp là say hello!"


"HAHAHAHA…!" Lời của bố tôi làm cả bàn cười nghiêng ngả.


Trần Dạng thì lại vừa tức vừa xấu hổ, anh ta chỉ biết đứng đó đỏ mặt đến tận mang tai. Bộ dạng y hệt con trai tôi khi nãy, nhỏ bé đáng thương và bất lực.


Chỉ có điều ngoài anh ta ra thì ai nấy cũng đều cười sảng khoái, họ thi nhau khen bố tôi hài hước.


Chồng tôi nhìn tình cảnh đó thì chec sững.


Bố tôi cuối cùng cũng tìm được cơ hội rửa hận cho cháu ngoại, ông giơ tay lên rồi bốp một phát vỗ thẳng vào đầu Trần Dạng: "Đơ ra làm gì? Không thấy buồn cười à?!"


Trần Dạng hoàn toàn đơ người, anh ta cố gắng nặn ra một nụ cười còn khó coi hơn cả khóc.


Khi tiếng cười mang đầy sự trào phúng lại vang lên bên tai, anh ta rốt cuộc nhịn không được mà đưa mắt sang cầu cứu tôi.


Nhìn thấy ánh mắt tuyệt vọng của Trần Dạng, tôi hiểu ý mà lập tức đứng dậy cất cao giọng:


"Bố, bố nói thật thì cũng vừa phải thôi chứ!"


"Nhà mình còn chút sĩ diện nào không hả? Bố lôi hết chuyện riêng ra kể thế này, sau này Trần Dạng còn khoác lác thế nào được nữa?"

"Giờ thì hay rồi, mọi người ngồi đây ai cũng có chuyện để khoe khoang chỉ có mình Trần Dạng là câm nín. Bố không sợ làm anh ấy tự kỷ luôn à?"


Vừa dứt lời, cả bàn im phăng phắc. Những người vừa nãy còn mạnh miệng khoác lác đều tự động lặng lẽ thu dọn đồ, rồi tìm cớ rút lui.


Chờ đến khi mọi người đi hết, Trần Dạng mới hoàn toàn bừng tỉnh khỏi cơn sốc. Cơn tức bùng lên, anh ta gầm lên giận dữ: "An Linh… Mẹ kiếp, cô đang làm cái quái gì thế hả?!"


Nhưng vì nể mặt bố tôi còn đang ngồi đó, anh chỉ có thể trừng mắt hung hăng lườm tôi một cái rồi giận đùng đùng bỏ đi.


Tôi bỗng cảm thấy buồn cười.


Sao hả? Cảm giác này khó chịu lắm à?


Nhưng đây mới chỉ là lần đầu tiên trong đời, anh bị sỉ nhục trước mặt người khác thôi mà. Anh là người lớn, bị sỉ nhục thì có thể nổi nóng hoặc có thể xoay người bỏ đi.


Còn con tôi thì sao?


Mỗi bữa cơm đều phải chịu cảnh bị anh chê bai giễu cợt, không được phản kháng cũng không được khóc. Thằng bé không được trốn tránh, dù anh nói đúng hay sai cũng chỉ có thể cúi đầu cam chịu.


Một đứa bé chưa đến mười tuổi còn chịu đựng được.


Vậy thì anh tức giận cái gì chứ?


Những ngày như thế này, mới chỉ vừa bắt đầu thôi!


3.


Trần Dạng vừa đi khỏi, con trai tôi ngẩng đầu hỏi với giọng ngây thơ:


“Mẹ ơi, sao bố lại giận vậy?”


“Bố hay nói con như thế mà, con có giận đâu…”


Bố tôi nghe xong câu ấy thì sững người, trái tim như bị ai bóp nghẹt: “Gì cơ? Bố cháu thường xuyên nói cháu như vậy à?!”


Miêu Miêu lập tức nhào vào lòng ông ngoại, cơ thể nhỏ bé cuộn tròn lại vừa khóc vừa run lên vì tủi thân.


Bố tôi ôm lấy đứa cháu đang nước mắt rơi lã chã, vừa dỗ vừa nghẹn ngào: “Ngoan nào, cháu cứ yên tâm. Có ông ngoại ở đây, ông nhất định sẽ đòi lại công bằng cho cháu!”


Nói rồi ông quay sang nhìn tôi, gằn giọng chất vấn:


“Bình thường các con dạy con kiểu gì vậy hả?!”


“Con có biết kiểu ‘giáo dục đập nát lòng tự trọng’ này sẽ khiến trẻ trở nên tự ti nhạy cảm, mất hết tự tin không?! Nặng hơn còn ảnh hưởng đến phát triển của não bộ đấy!”


Nghe ông nói xong, chính tôi cũng giật mình.


Có một câu thật sự rất đúng: ‘đến cháu là thấu tình đạt lý’.


Đến đời cháu ngoại thì ông cái gì cũng hiểu, cái gì cũng thông!


Mà một khi ông đã hiểu, thì kế hoạch của tôi xem như đã thành công quá nửa rồi!


4.


Hôm đó khi Trần Dạng bước vào trong nhà, tôi đã bị anh ta lôi xềnh xệch vào phòng.


Anh ta cau có gắt lên:


“Em mau đưa bố em về đi!”


“Cái miệng của ông ấy, em còn không rõ chắc? Ai đấu lại được đâu?!”


“Ông ấy ở đây, anh còn dạy con thế nào được nữa!”


“Tối nay trước mặt đám bạn anh, ông ấy khiến anh mất hết mặt mũi! Vậy anh còn làm bố kiểu gì, còn ra oai kiểu gì với con nữa?!”


Cái miệng Trần Dạng cứ mở ra là đổ lỗi. 


Mọi chuyện đều là do người khác sai, ừ đầu đến cuối anh ta không hề nhắc đến một chữ nào rằng chính mình mới là người khiến con mất mặt.


Tôi nhìn thẳng vào anh ta, gằn từng chữ:


“Thế còn con thì sao? Con không cần thể diện à?”


“Tôi đã nói bao nhiêu lần, đừng mắng con trước mặt người khác. Đừng nói nó trong bữa ăn nhưng anh có nghe không?”


“Anh mới bị người ta nói có một lần mà đã chịu không nổi à?!”


Lời tôi khiến Trần Dạng nổi đoá tới mức hai mắt đỏ bừng, anh ta gào lên:


“Thế thì sao chứ?! Tôi là bố nó!”


“Hồi nhỏ bố mẹ tôi cũng dạy tôi kiểu đấy! Giờ tôi làm bố rồi, chẳng lẽ lại không được nói con mình một câu?!”


“Tôi làm bố đâu dễ dàng gì, sao không thể trả lại hết những lời mình từng phải chịu chứ?!”


Tôi vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ. Sinh con ra là để trút giận, để trả thù quá khứ sao?


Nhìn người đàn ông trước mặt đang ngày càng méo mó trong nhận thức, tôi biết cãi tiếp cũng vô ích.


Tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở: “Anh đừng quên căn nhà này đứng tên bố tôi. Ông ấy về nhà mình thì có gì sai?”


Anh ta sững người, chợt nhớ ra chuyện đó liền vội vàng dịu giọng: “Anh không có ý đó… chỉ là… em nói bố đừng nói anh trước mặt bạn bè của con thôi mà…”


Chưa kịp nói hết câu, tôi ngắt lời: “Tôi cũng đã từng bảo anh đừng nói con như thế, anh có nghe không?”


Anh ta phản xạ ngay: “Sao giống được, tôi là bố nó cơ mà!”


Tôi bật cười, mắt nhìn thẳng: “Đúng rồi, ông ấy cũng là bố tôi đấy. Tôi có nghe được không? Anh liệu hồn mà sống cho biết điều vào!”


Một câu chặn họng khiến Trần Dạng nghẹn lại, cổ cứng đờ không nói thêm nổi lời nào.


Trần Dạng trước kia không phải kẻ vô lý. Nhưng từ khi có con, anh ta như biến thành người khác. Mãi đến giờ tôi mới hiểu, chỉ vì anh ta cũng từng lớn lên trong cảnh bị chèn ép và bị mắng nhiếc.


Nhưng nếu cả hai cùng là nạn nhân, tôi thì cố hết sức để kéo con ra khỏi vũng bùn còn anh ta lại muốn đẩy con vào cho thỏa lòng hả hê?


Loại người này, một khi đã nếm được ‘niềm vui khi chà đạp kẻ yếu’ thì sẽ chẳng thể dừng lại được nữa.


Tôi hiểu rõ những lời mình nói, Trần Dạng chưa bao giờ thật sự để vào tai.


5.


Quả nhiên, vào sáng hôm sau khi Trần Dạng vừa ngồi xuống ăn sáng. Anh ta đã không nhịn được nữa.


Miêu Miêu vẫn còn ngái ngủ, mắt nhắm mắt mở ngồi vào bàn. Anh ta đã lập tức cau mày nói với giọng gắt gỏng:


"Nhìn cái mặt mày kìa, lừa đá vô đầu chắc? Cả ngày chẳng làm được cái tích sự gì."


"Hay là dạo này tiêu chảy quá nhiều, móc luôn cả ruột lôi luôn não ra rồi?!"


"Mắt mọc dưới trứng à? Biết nhắm mà không biết mở hay sao?!"


"…"


Một tràng mắng mỏ như tát thẳng vào mặt Miêu Miêu, khiến thằng bé cứng đờ cả người. Đứa nhỏ cố mở to mắt rồi tỏ ra ngoan ngoãn, nhưng nét mặt đã bắt đầu tái mét.


Cơ thể nhỏ bé của nó ngồi thu lu như con chim sẻ, đang run rẩy giữa mùa đông. Trần Dạng vẫn chưa chịu buông tha, anh ta giơ đôi đũa lên định gõ thẳng xuống đầu con trai.


Chưa kịp chạm đến đầu thằng bé, thì tay bố tôi đã nhanh như chớp đánh rơi đôi đũa giữa không trung.

Ông nhìn thẳng vào mắt Trần Dạng, ánh nhìn sắc như d.a.o:


"Bồn cầu thì đặt trong nhà vệ sinh, ai cho phép mày chuyển nó lên miệng?!"


"Mày tưởng dạy con là được phép phun ra cái thứ rác rưởi đó à?!"


"Muốn giáo dục người khác thì đi thi lấy chứng chỉ sư phạm đi, miệng thì nhanh mà não thì cùn. Xúc phạm người ta thì giỏi nhưng xin lỗi nhé, cháu tao không phải cái bao cát để mày trút giận đâu!"


Trần Dạng bị chọc trúng tự ái mặt lúc đỏ lúc trắng, nhưng cuối cùng vẫn không dám phát hoả.


Anh ta cố gắng bình tĩnh, giọng pha chút năn nỉ: "Bố, con biết bố thương cháu nhưng bây giờ không dạy nó thì sau này hỏng mất!"


Rồi anh ta bắt đầu thao thao bất tuyệt cái “triết lý giáo dục” méo mó của mình:


"Trẻ con là phải nghiêm khắc, phải nhắc nhở thường xuyên. Nếu bây giờ không răn đe thì lớn lên là đồ bỏ đi!"


"Bây giờ xã hội cạnh tranh khốc liệt như vậy, không dạy dỗ nó từng chút thì làm sao nên người được?"


"Bố không thể cản con mỗi lần con dạy con mình được, như thế nó sẽ sinh hư và không còn sợ con nữa!"


Anh ta càng nói càng hăng, hoàn toàn không nhận ra sắc mặt bố tôi đã đen như đáy nồi.


"Hồi con còn nhỏ, cũng nhờ bị bố mẹ rèn giũa thế này nên con mới nên người… Giờ nghĩ lại, con còn thấy biết ơn nữa là…"


Chưa kịp dứt lời, bố tôi đứng dậy. Giọng trầm như tiếng sấm, không cần lớn vẫn khiến người khác im bặt: "Nói xong chưa?"


Trần Dạng giật mình, lắp bắp nói: "…Rồi ạ."


"Nói xong thì cút. Đừng có đứng đây sủa loạn!" 


"Trước mặt con nít mà nói năng như bãi rác. Tao cảnh cáo mày, nếu muốn sống yên thì học lấy hai chữ: văn minh!"


"Còn không thì mày với tao, có tao thì không có mày!"


"Giờ thì đi thẳng ra cửa và biến!"


Dứt lời bố tôi vung chân đá thẳng một phát, tiễn Trần Dạng ra khỏi cửa không thương tiếc.


Miêu Miêu tận mắt chứng kiến tất cả, mắt thằng bé đỏ hoe rồi run run hỏi tôi: "Mẹ ơi, có phải con làm sai chuyện gì không?"


Hôm ấy, tôi phải dỗ con rất lâu.


Tôi ôm thằng bé vào lòng, nhẹ nhàng nói:


"Không phải lỗi của con. Con rất giỏi, là người lớn nói sai."


"Bố con nói con như vậy là sai, mà ông ngoại đánh bố con như vậy cũng là sai."


"Nhưng Miêu Miêu à, miệng người khác mình không thể kiểm soát được. Điều quan trọng là con phải biết rõ và tin vào bản thân mình."


"Chỉ cần con biết mình là người tốt… Là người xứng đáng, thì bất cứ lời nào làm con tổn thương cũng cứ coi như gió thổi qua tai."


"Người ta nói điều xấu, mình chỉ mỉm cười và không đáp lại. Đó chính là cách phản đòn tốt nhất!"


Miêu Miêu ngẩng lên, đôi mắt long lanh ánh lệ gật đầu nhẹ như hiểu mà cũng chưa hiểu hết. Tôi biết, mình phải dạy con một điều thật rõ ràng:


Có những kẻ tuy có miệng nhưng không có não. Cũng có người có não, nhưng chẳng có trái tim.


Nhưng con nhất định phải là người có lòng tốt.


Biết nói thì hãy nói lời hay.


Không biết nói thì biết im lặng… đó cũng là một kiểu tử tế.


Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên