Bài giảng đạo lý trên bàn cơm.

[3/4]: Chương 3

6.


Sau khi đưa con đến trường, bố gọi tôi ra nói chuyện.


Ông nhìn tôi rồi hỏi thẳng:


"Con gọi bố đến là để dằn mặt Trần Dạng, đúng không?"


"Loại người như nó, con còn mong bố nói vài câu là nó tỉnh ngộ à?"


Tôi nghe vậy liền nghẹn lời. Từ nhỏ đến lớn, tôi với bố nói chuyện đã ít huống hồ là nói những điều thật lòng.


Giờ ông đột nhiên hỏi thẳng như vậy, tôi lại không biết phải trả lời ra sao. Chỉ lặng lẽ cúi đầu, mẹ tôi mất sớm nên tôi lớn lên một tay bố nuôi dạy.


Ông thương tôi, nhưng cách ông thương rất sai. Cái tôi cảm nhận từ ông, chưa bao giờ là tình thân mà chỉ là nỗi sợ.


Hồi nhỏ, chỉ cần nghe thấy tiếng bước chân ông ngoài hành lang là tôi đã run cầm cập, ăn cơm cũng không dám phát ra tiếng, đi trong nhà cũng phải rón rén như mèo bước.


Dù sau này lớn lên, ông đã mua nhà và bù đắp cho tôi đủ điều… Nhưng cái hình ảnh ông nghiến răng nghiến lợi, ánh mắt nghiêm khắc vẫn in sâu trong trí nhớ.


Tuổi thơ của tôi, chính là chuỗi ngày sống trong bất an cùng dè dặt tới từng hơi thở. Và tôi không muốn con trai mình phải sống lại những ngày tháng ấy.


Tôi là một đứa trẻ lớn lên trong gia đình đơn thân, từng mơ có một mái ấm thật sự. Nơi đó có cả bố lẫn mẹ, có tiếng cười bữa cơm và có bàn tay nắm lấy bàn tay… Đó mới là một mái nhà đúng nghĩa.


Tôi gọi bố đến đúng là có mục đích: Tôi muốn dùng cách ông từng “giáo dục” tôi để khiến Trần Dạng thức tỉnh. Nếu anh ta biết sai mà sửa, tôi sẵn sàng cho mọi thứ quay lại vạch xuất phát.


Nhưng bố tôi lắc đầu, lạnh lùng nói: "Loại đàn ông như vậy, bố hiểu quá rõ rồi. Có chec cũng không bỏ được cái thói lấy chà đạp người khác làm niềm vui đâu!"


Tôi chưa kịp phản bác, thì điện thoại đã rung lên tin nhắn thoại từ Trần Dạng.


Một lèo mười đoạn voice, đoạn nào cũng 60 giây:


"An Linh, bố em có bị điên không đấy? Sao ông ta lại dám đánh người?!"


"Tôi không cần mặt mũi nữa chắc? Em có biết bị ông ta sỉ nhục như vậy sẽ để lại tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho tôi không?!"


"Em còn muốn sống tử tế với tôi nữa hay không đấy?!"


"..."


Tôi định tắt đi để về phòng nghe sau. Nhưng bố tôi đã ngăn lại. Ông đứng bên cạnh và nghe hết từ đầu đến cuối. Càng nghe, mặt ông càng tối lại như có bão dồn trong mắt.


Cuối cùng ông buông một câu, giọng lạnh đến rợn người:


"Ban đầu bố còn tưởng nó giống bố ngày xưa, đó là không biết những lời mắng mỏ có thể tổn thương con trẻ đến thế nào."


"Giờ thì rõ rồi. Nó biết đấy, rõ ràng nó đã biết hết."


Tôi nghe mà cũng nổi da gà.


Điều khiến tôi không thể tha, thứ nhất là Trần Dạng biết rõ lời nói có thể như l.ư.ỡ.i d.a.o găm vào tim con trẻ, nhưng vẫn cố tình dùng từng câu từng chữ để cứa sâu thêm.


Bố tôi, một người đàn ông thế hệ cũ ít học và quen lao lực. Từng nghĩ rằng cho con ăn no mặc ấm là đủ để gọi là tình thương.


Nhưng Trần Dạng thì không giống. Anh ta là người từng học đại học đàng hoàng. Vậy mà cuối cùng, tôi nhận ra không phải anh ta không hiểu.


Mà là tâm lý anh ta đã méo mó đến mức bệnh hoạn.


Bố mẹ chồng mất sớm nên không còn ai để anh ta trút giận, vậy là anh ta nhắm vào đứa trẻ vô tội— chính con ruột của mình!


Thật sự đáng sợ!


Bố tôi nghiến răng nói:


"Bố còn nể mặt, chỉ đuổi nó ra khỏi cửa là nhẹ đấy!"


"Tiểu Linh à, con cứ chờ xem! Bố nhất định phải dạy cho cái thằng đó một bài học nhớ đời!"


7.


Trần Dạng là kiểu người vừa sĩ diện vừa hay né tránh. Bị bố tôi vừa mắng vừa đá thẳng ra khỏi cửa, anh ta chắc chắn sẽ không dám vác mặt về nhà trong thời gian ngắn.


Giờ thì chỉ còn trông chờ tôi phải cúi đầu xin lỗi, dỗ dành anh ta quay về. Mà đã thế, thì tôi tất nhiên phải đi dỗ… cho đúng ý anh ta chứ còn gì nữa!


Vừa thấy tôi xuất hiện, Trần Dạng cũng chẳng hề bất ngờ. Trong đầu anh ta đã mặc định: vì gia đình cũng vì con cái, kiểu gì tôi cũng sẽ đến cầu xin anh ta trở về.


Khóe môi khẽ nhếch lên một nụ cười đắc thắng, còn tiện tay lật cho tôi một cái ánh mắt trắng dã.


Nhìn thấu tâm lý anh ta, tôi đi thẳng vào vấn đề: “Bố nói, chỉ cần anh chịu về nhà sống cho tử tế. Ông sẽ sang tên căn nhà này cho cả hai vợ chồng.”


Chỉ với một câu, hai mắt Trần Dạng lập tức sáng rực lên. Nụ cười lấp ló dưới khóe môi trở thành nụ cười hớn hở thật sự: “Ờ thì… anh có nổi giận gì đâu. Bố mắng anh vài câu, đánh anh mấy cái cũng là chuyện bình thường mà!”


Tôi thản nhiên bồi thêm:


“Thì anh ráng nhịn một chút, chỉ cần nhịn tới khi bố về quê là được. Ông mà vui lòng mà sang tên nhà xong, mọi thứ sau này đều là của anh.”


“Bố còn nói chỉ cần anh tử tế với Miêu Miêu, nói năng đàng hoàng với con thì tất cả những gì ông có… sau này đều để lại cho anh hết.”


Vài câu vừa dứt, Trần Dạng đã xách xe phi thẳng ra tiệm trái cây mua quà về biếu bố tôi. Về tới nhà anh ta không quên cúi thấp người, hai tay cung kính đưa túi trái cây lên trước mặt ông.


Bố tôi liếc nhìn, không buồn đưa tay nhận mà chỉ hừ lạnh:


“Mua cái gì thế này? Dưa thì méo mà táo thì thâm, đây không phải trái cây mà là rác ở vườn!”


“Với lại, ăn mấy thứ lạnh bụng này… Anh muốn tôi chec sớm đúng khôgn hả?!”


“Trần Dạng, tôi nói anh nghe này. Cái đống trái cây này còn chẳng bằng bức tranh Miêu Miêu vẽ tặng tôi đấy!”


Trần Dạng há hốc miệng, chuẩn bị phản bác thì tôi đã nhanh tay kéo áo ngắt lời ngay.


Anh ta đành phải nuốt ngược cục tức xuống, gượng cười đổi giọng: “Vâng… bố nói phải. Lần sau con sẽ mua thứ khác.”


Bố tôi liếc anh ta một cái, giọng đầy khinh thường: “Nhiều lời quá vậy? Anh tưởng mình mọc thêm cái lưỡi chắc?”


Tôi vội vàng cười trừ, quay sang xoa dịu: “Bố à, Trần Dạng chịu quay về cũng xin lỗi rồi. Bố cho anh ấy một bậc thang đi xuống đi.”


Bố tôi hừ mũi một tiếng, liếc xéo Trần Dạng: “Tôi có bán thang đâu mà bảo tôi cho người khác leo xuống?!”


Nhìn vẻ mặt Trần Dạng như thể vừa nuốt nhầm một cục than hồng, tôi thầm vỗ tay trong lòng… đúng là gừng càng già càng cay!


8.


Từ ngày bị bố tôi ‘dạy dỗ’, Trần Dạng rốt cuộc cũng hết hơi mà chèn ép con trai.


Miêu Miêu giờ đây đã có thể ăn uống ngon miệng hơn, không còn ôm bụng than đau nữa. Nụ cười cũng xuất hiện trở lại trên gương mặt con.


Ngược lại, mỗi lần đến giờ ăn Trần Dạng lại là người tái mặt. Anh ta hết nói không đói, lại bảo không muốn ăn.


Mà hễ anh ta lết ra ngồi vào bàn ăn, bố tôi lập tức bắt đầu “giáo huấn”:


"Đông phong, tây phong, lốc xoáy cuốn sạch. Với cái kiểu như anh, thì ngày nào cũng phải húp gió tây bắc mới sống nổi!"


"Vòng tròn, vòng sắt, vòng hula… Ngoài cái việc mỗi tuần phình ra một vòng, anh còn làm được cái tích sự gì không?!"


“Cái đầu của anh ấy hả? Sôi sùng sục 100 độ mà chẳng nấu nổi điều gì có ích!"


"…"


Nếu anh ta viện cớ không đói thì bố tôi lại xách bát cơm đi theo sau, miệng không ngừng bắn phá:


"Đi làm bao nhiêu năm, lên được chức chưa? Tăng được lương chưa? Có bao giờ soi lại bản thân xem đã đủ cố gắng chưa?"


“Anh nhìn cái cậu giao hàng nhà bên đi, mỗi tháng người ta cũng kiếm được bốn tới sáu nghìn tệ đấy!"


"Còn anh? Nửa đêm dậy sửa bug mà sửa xong còn lỗi nhiều hơn lúc đầu! Tôi mà là sếp của anh thì đã đá ra đường từ kiếp trước rồi!"


"Thực tế chứng minh: trứng gà, trứng vịt, trứng khủng long— Anh chính là cái trứng thối vô dụng nhất!"


“…"


Mỗi lần bố tôi nổi trận lôi đình như vậy, Trần Dạng lại nhìn tôi bằng ánh mắt cầu cứu. Tôi cứ giả vờ như không thấy, dắt Miêu Miêu về phòng học bài thuận tiện buông lại một câu: "Bố tôi nói anh vài câu thì sao? Trên đời có mấy ông bố vì con mà ngày ngày răn dạy khắt khe như thế chứ? Anh đừng sống trong phúc mà không biết quý!"


Những mũi tên, những vi.ê.n đ.ạ.n lạnh lùng ngày trước anh ta nã về phía Miêu Miêu. Tôi sẽ từng chút từng chút, nhắm thẳng vào giữa trán anh mà trả lại.


Ban đầu, tôi cứ nghĩ làm thế nhiều lần, thể nào Trần Dạng cũng sẽ phát điên rồi mặc kệ tất cả mà bùng nổ. Chỉ cần anh ta phá vỡ giới hạn trước, tôi sẽ có lý do danh chính ngôn thuận để đệ đơn ly hôn.


Nhưng vì căn nhà kia, anh ta cắn răng chịu đựng hết lần này đến lần khác. Có lúc tôi còn phải khâm phục: không ngờ anh ta giỏi nhịn đến thế!


Thế nhưng thời gian trôi qua, anh ta bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn. Dù vậy Trần Dạng cũng không hề vạch trần mà thay vào đó, anh ta chọn cách vòng vo khéo léo.


Một hôm tranh thủ lúc bố tôi ra ngoài dạo, anh ta kéo tôi ra rồi dùng giọng ân hận mà nói:


"Vợ à, dạo này anh suy nghĩ rất nhiều. Anh nhận ra trước đây mình đã sai khi luôn chèn ép Miêu Miêu."


"Anh có đọc mấy cuốn sách dạy con. Người ta viết rất rõ: nếu cứ thường xuyên đè nén trẻ con, chúng sẽ trở nên tự ti và dễ rối loạn tâm lý!"


"Anh biết lỗi rồi. Từ giờ anh nhất định sẽ thay đổi, tuyệt đối không bao giờ nói những lời làm tổn thương đến con nữa!"


Vừa dứt lời sám hối, anh ta liền nói ra mục đích thật sự phía sau những lời hối cải đó.


9.


Anh ta nói tiếp: "Hay là em bảo bố em sớm sớm làm thủ tục sang tên nhà cho tụi mình đi?"


Nói xong còn giơ tay lên, ra vẻ "tuyên thệ trong sạch":


“Anh không phải vì tham tiền hay tài sản gì của ông đâu nhé!"


"Chỉ là… bố em cũng có tuổi rồi, nhỡ một ngày nào đó bất ngờ ra đi thì rắc rối to!"


"Em có thấy mấy clip trên mạng không? Có người bố vừa mất, con cái chạy vạy khắp nơi vẫn không rút được tiền ở ngân hàng!"


"Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất. Mấy chuyện thế này nên lo liệu sớm một chút, em thấy đúng không?"


Tốt thật đấy!


Anh ta lại còn dám mở miệng… rủa chec bố tôi?!


Trong lòng tôi lúc ấy gào lên chửi rủa không thôi, nhưng mặt ngoài vẫn giữ nguyên vẻ bình thản: "Anh chịu khó nhịn thêm chút nữa, qua kỳ nghỉ Quốc khánh là em sẽ nói bố làm thủ tục sang tên."


Trần Dạng tưởng mình lại một lần nữa nắm thóp được tôi, lập tức cười toe toét. Vẻ mặt như vừa đạt được thắng lợi to lớn.


Tôi nhìn theo bóng lưng anh ta, khẽ cười lạnh.


Tôi có thể nhắm mắt làm ngơ trước mấy trò toan tính của anh, có thể nhịn sự bừa bộn cùng luộm thuộm, hôi hám của anh. Nhưng duy nhất một điều tôi không thể tha thứ…


Là anh dám làm tổn thương con tôi!


Anh đã đánh giá quá thấp giới hạn của một người mẹ rồi đấy, Trần Dạng!


10.


Hôm sau, tôi gọi Trần Dạng ra ăn cơm.


Vừa thấy bố tôi ngồi rung đùi khoanh chân chờ sẵn ở bàn, anh ta lập tức ôm bụng kêu: "Anh... đau dạ dày quá..."


Anh ta gập người lại như con tôm, giọng rên rỉ y hệt Miêu Miêu ngày trước.


Tôi bật cười, giọng đầy mỉa mai: "Ơ kìa, sao trùng hợp thế? Cũng vừa đến giờ ăn là đau bụng?"


Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên