Hà Thanh Hải Yến

[1/16]: Chương 1

1


Tôi gặp Chu Hải Yến vào năm mười bốn tuổi. 


Vì suy dinh dưỡng trong thời gian dài, tôi vừa thấp vừa gầy, trông nhỏ con hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. 


Từ khi có ký ức, tôi đã thấy cha mình suốt ngày ăn không ngồi rồi.


Gia đình ba người sống lay lắt nhờ vào đồng lương ba ngàn tệ làm ở xưởng may mỗi tháng của mẹ tôi.


Cha tôi mê cờ bạc, nhưng hết 10 lần thì 9 lần ông thua. 


Cứ thua bạc là tâm trạng không tốt, rồi uống rượu, say rượu xong thì bắt đầu đánh đập mẹ con tôi. 


Sàn nhà thường vương vãi những mảnh bát đĩa vỡ và thức ăn thừa.


Năm tôi lên năm, ông thua một khoản tiền lớn. 


Tối đó, cả người nồng nặc hơi rượu, ông ta túm lấy tóc mẹ tôi, đập bà xuống nền xi măng, rồi ấn mặt bà xuống đất mà đập liên tục, đánh đến mệt thì quay ra đá vào bụng.


"Mày có phải nghĩ là tao vô dụng rồi nên khinh thường tao đúng không? Hả?”


"Con đàn bà khốn khiếp, không đẻ nổi cho tao một đứa con trai, ra ngoài tao cũng chẳng dám ngẩng đầu!”


"Đều tại mày cản vận may của tao, nếu ngày xưa không lấy mày, giờ tao đã phát tài rồi."


Mẹ tôi bị đ//ánh đến co rúm trên nền đất. M//áu đỏ thẫm quyện vào tóc bà, từng lọn từng lọn. 


Bà không tránh cũng chẳng phản kháng, ngây thơ nghĩ rằng chịu đựng sẽ làm thức tỉnh lương tâm cuối cùng của cha tôi. 


Đến khi trên người mẹ không còn chỗ nào để đ//ánh nữa, ông ta quay sang nhìn tôi trừng trừng.


"Con đ/ĩ nhỏ này, con của đ/ĩ thì cũng là đ/ĩ.”


"Mày nhìn tao bằng ánh mắt gì đấy? Sao hả? Muốn đá//nh tao à?"


Cái tát nặng nề khiến tôi đau đến tê dại. 


Dường như mọi âm thanh xung quanh bị bao phủ bởi một tấm kính, rồi hoàn toàn tách biệt. 


Tôi bị đ//ánh đến thủng màng nhĩ. 


Mẹ tôi gào khóc ôm chặt lấy tôi, dùng thân hình gầy yếu che chắn tôi khỏi trận đòn. 


Tiếng chửi rủa của cha, tiếng kêu khóc của mẹ, chỉ dừng lại khi kẻ bạo hành kiệt sức.


Trong đêm khuya, tiếng ngáy của cha hòa cùng tiếng khóc nghẹn của mẹ. 


Mắt đỏ hoe, bà thoa thuốc cho tôi, rồi lặng lẽ dọn dẹp đống bừa bộn trên sàn. 


Chúng tôi chen chúc trên chiếc giường chật hẹp, bà ôm tôi thật chặt. 


Tôi nói: "Mẹ ơi, chúng ta rời khỏi đây được không? Sau này con sẽ kiếm thật nhiều tiền nuôi mẹ."


Bà nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh trăng đã khuyết một mảng lớn. 


"Không đi được, cha con hồi trẻ đối với mẹ tốt lắm. Ông ấy từng để dành tiền mua vòng vàng cho mẹ, còn cõng mẹ đi cả quãng đường xa chỉ để ngắm pháo hoa, ông ấy còn mua nhiều quần áo đẹp cho mẹ nữa, nhiều đến nỗi mẹ mặc không hết."


Tôi kéo nhẹ chiếc áo của mẹ đã bạc màu, biến dạng sau bao lần giặt. 


"Mẹ, mẹ đang nói dối."


Bà xoa đầu tôi, giọng điệu bướng bỉnh:


"Mẹ không có nói dối, cha con chỉ là nhất thời lầm lỡ, ông ấy sẽ thay đổi, ông ấy đã hứa với mẹ sẽ đối tốt với mẹ cả đời mà, ông ấy đã nói như vậy mà."


"Giống như vầng trăng khuyết ngoài kia, rồi có ngày sẽ lại tròn thôi." 


Giọng bà lầm bầm, như thể đang nói cho tôi nghe, lại như nói cho chính mình.


Ngày hôm sau, cha tôi tỉnh rượu, lại làm như không có gì xảy ra mà cười đùa với mẹ, chìa tay đòi tiền bà. 


Ông ta nói, "Uyển Như, anh vẫn yêu em mà, chỉ là say rượu rồi hồ đồ thôi, chờ anh thắng tiền rồi sẽ đưa em đi sống những ngày tốt đẹp." 


Vài ba câu đã khiến mẹ tôi vui vẻ đưa hết tiền lương cho ông ta.


Cảnh tượng ấy quen thuộc đến mức khiến người ta nghẹt thở.


Tôi nhìn số tiền trong tay cha, rất muốn mở miệng hỏi mẹ, chẳng phải bà đã hứa với tôi rằng tháng này nhận lương sẽ cho tôi đi học mẫu giáo sao? 


Tôi đã năm tuổi rồi mà chưa từng được đến trường mầm non. 


Nhưng mẹ cười rất vui, trong mắt chỉ có cha, hoàn toàn quên mất tôi.


Thế là tôi lặng lẽ ngậm miệng lại.


Không sao đâu, tháng sau mẹ chắc chắn sẽ nhớ đến tôi.


Cho đến khi nhờ chính sách giáo dục miễn phí của nhà nước, tôi mới được vào tiểu học. 


Tôi đã bỏ lỡ cả thời thơ ấu ở trường mầm non như vậy.


2


Sau này dần lớn lên, tôi mới hiểu hành vi của cha mình được gọi là bạo lực gia đình.


Cô giáo bảo tôi có thể gọi cảnh sát, họ sẽ bảo vệ tôi và mẹ.


Vậy nên, vào một đêm bị đ//ánh, lúc cha đã ngủ say, tôi nắm lấy tay mẹ.


Trong lòng đầy hân hoan và hy vọng vô hạn, cơn đau trên cơ thể cũng dường như tan biến.


"Mẹ ơi, chúng ta báo cảnh sát đi, bắt cha lại."


Mẹ không vui mừng như tôi tưởng, ngược lại, bà nhìn tôi với ánh mắt đầy kinh ngạc và đau lòng.


"Thanh Thanh, ông ấy là cha con! Sao con có thể làm vậy được!"


Giọng điệu trách móc của bà như một cái tát, giáng mạnh vào mặt tôi.


Mặt tôi đỏ bừng trong tích tắc, cảm thấy mình như một đứa con bất hiếu.


Nhưng rõ ràng, sự thật không phải như vậy.


Cô giáo nói, bạo lực gia đình là sai trái, bất kể đó là ai, cũng không thể tha thứ.


Tôi kiên quyết đòi báo cảnh sát.


Lần đầu tiên, mẹ đ//ánh tôi.


Cây gậy gỗ thô to bị đ//ánh gãy, bà bắt tôi quỳ xuống suy ngẫm.


Lần đầu tiên, tôi biết mẹ đ//ánh cũng đau không kém gì cha.


Lần đầu tiên, tôi biết mẹ cũng có thể đ//ánh người, nhưng người bà đ//ánh không phải là cha mà thôi.


Bị cha đ//ánh không biết bao nhiêu lần, tôi chưa khóc. Nhưng đêm đó, bị mẹ đ//ánh, tôi khóc suốt cả đêm.


Sáng hôm sau, mẹ phá lệ luộc một quả trứng để xoa vết thương cho tôi.


Trước giờ, mẹ luôn để trứng lại cho cha ăn.


Tôi biết điều này được gọi là "đ//ánh một cái rồi cho một quả ngọt".


Bởi vì cha vẫn luôn làm vậy với mẹ.


Nhưng tôi không thích một người mẹ như vậy, bà khiến tôi cảm thấy xa lạ vô cùng.


Trước kia, mỗi lần bị đ//ánh, tôi đều mong mình sớm lớn lên để có thể bảo vệ mẹ.


Nhưng khi càng lớn, tôi nhận ra trưởng thành là một điều rất buồn.


Nó dần dần phá vỡ những ảo tưởng của tôi.


Những trận bạo lực gia đình vẫn cứ lặp đi lặp lại.


Những lần tha thứ cũng không hề khác đi.


Tôi không thể kiểm soát được sự tê liệt trong lòng mình, chỉ biết lạnh lùng nhìn mẹ trước thì khóc rất đau khổ, sau lại cố gắng lấy lòng cha một cách cẩn trọng.


Tôi nghĩ mình đã không thể thất vọng hơn.


Nhưng sau sự thất vọng, vẫn còn đó sự tuyệt vọng.


Năm mười một tuổi, tôi bị cha đ//ánh đến gãy xương.


Bất kể mẹ nói gì, tôi vẫn kiên quyết đòi báo cảnh sát.


Bà khóc lóc, quỳ xuống cầu xin tôi, bảo nếu tôi báo cảnh sát chẳng khác nào ép bà ch//ết.


Một người mẹ quỳ xuống trước con gái.


Tôi bị đóng đinh trên cột đạo đức.


Không thể tiến, cũng chẳng thể lùi.


Mẹ có yêu tôi không nhỉ?


Tôi đã không còn phân biệt được nữa.


Có lẽ bà có yêu, nhưng tình yêu dành cho cha gần như đã rút cạn mọi thứ của bà.


Cuối cùng, phần còn lại dành cho tôi chẳng còn bao nhiêu.


Trong nhà, những cái bát vỡ chất đống không đếm xuể. Vì túng thiếu, mẹ tôi vẫn giữ lại những cái còn dùng được.


Bà dành chiếc bát tốt nhất cho cha, chiếc tốt thứ hai cho tôi, còn chiếc mẻ nhất thì dùng cho mình.


Rồi sau này, bát vỡ nhiều quá, đến mức bà cũng chẳng phân biệt nổi cái nào còn lành lặn.


Mọi người trong nhà đều cầm chung những chiếc bát vỡ.


Cuộc sống như một mớ hỗn độn.


Cha ngày càng chìa tay xin nhiều tiền hơn, ngày càng cáu bẳn hơn, đ//ánh đập cũng ngày càng nặng tay hơn.


Thế nhưng, một ngày nọ, cha bỗng trở nên phấn khởi lạ thường.


Ông không chỉ mua một con gà quay về, mà còn tặng mẹ một chiếc váy mới.


Mẹ nghĩ rằng mùa xuân đến rồi.


Nhưng lời cha nói đã khiến bà rơi vào mùa đông lạnh lẽo.


Ông ta cầm tay mẹ, nói:


"Uyển Như à, chỗ sòng bạc của chúng ta có một ông chủ lớn, người ta vừa có tiền vừa có thế. Ông ấy rất ngưỡng mộ em, em mặc chiếc váy này, tối mai đi ăn tối với ông ấy được không?"


Mẹ tôi xưa nay vẫn rất đẹp, là người đẹp có tiếng trong thị trấn.


Nụ cười trên mặt bà đông cứng, bà lặng thinh nhìn vào mắt cha.


Rồi chậm rãi hỏi: "Chỉ là ăn tối thôi sao?"


Như đang muốn xác nhận điều gì.


Ánh mắt cha lảng tránh, không dám nhìn thẳng.


Ông nói: "Uyển Như, anh cầu xin em, hãy giúp anh lần này, chỉ lần này thôi. Ông chủ lớn nói sau này sẽ cho anh theo làm việc, anh sẽ để em sống sung túc."


Mẹ ngồi đó, run rẩy, không thốt nên lời, như một con búp bê bị rút hết linh hồn, thoáng chốc trông già đi mười tuổi.


Tôi chưa bao giờ thấy mẹ như thế này.


Như thể tất cả hy vọng đều tan biến.


Cha nghĩ mẹ sẽ không đồng ý, quay lại mắng chửi bà:


"Không phải mày trên giường tao kêu la vui vẻ lắm sao? Sao đổi người khác lại không được?”


"Mẹ kiếp, mày không bằng cả cái lớp da chân của vợ lão Trương Đại Tưởng!"


Tôi biết vợ Trương Đại Tưởng, bà ấy sống ở đầu phía Tây thị trấn.


Các bạn cùng lớp bảo bà làm nghề bán hoa.


Bán hoa nuôi chồng.


Mẹ tôi khóc không thành tiếng, bà kéo tay cha cầu xin ông đừng nói nữa.


"Em đi, em đi!"


3


Tối hôm đó, cha nói với mẹ nhiều lời ngọt ngào, đêm ngủ ngáy còn to hơn thường lệ.


Mẹ ôm tôi nằm ngủ trên chiếc giường nhỏ trong phòng chứa đồ bên cạnh.


Miệng không ngừng lẩm bẩm:


"Ngày xưa ông ấy đối xử với mẹ tốt lắm, sau này cũng sẽ tốt thôi mà, phải không?"


Tôi hỏi:


"Vậy còn bây giờ?"


Mẹ từ từ quay sang nhìn tôi, khoé mắt ướt đẫm.


"Trước kia ông ấy đối xử với mẹ rất tốt, khi chưa có con, ông ấy thật sự rất tốt với mẹ. Nếu không có con, nếu không có con thì liệu có phải..."


Tôi không nói gì, chỉ nhìn bà thật sâu, trong mắt đầy bi thương.


Tôi từng nghĩ rằng trái tim mình sẽ không đau thêm nữa.


Bà chợt tỉnh táo, nhận ra những lời mình vừa nói.


Bà ôm tôi, lắc đầu giải thích:


"Thanh Thanh, mẹ không có ý đó, mẹ không có ý đó."


Cho đến khi tôi ngủ thiếp đi, mẹ vẫn tự nhủ mình như vậy.


Chiều hôm sau, khi tan học về.


Trong nhà không còn ai.


Tôi đẩy cửa phòng ngủ, mẹ mặc chiếc váy trắng mới tinh, nằm yên trên chiếc giường cưới của bà và cha, đôi mắt nhắm nghiền, phía trên là bức ảnh cưới của họ.


M//áu chảy từ cổ tay mẹ, nhỏ từng giọt xuống sàn, gần như đã cạn kiệt.


Một vũng m//áu đã khô một nửa trên sàn.


Cơ thể mẹ đã cứng lại.


Mẹ tôi t//ự s//át rồi.


Mẹ chết trong giấc mơ bà tự thêu dệt nên.


Trái tim cha đã sớm lạnh lẽo, nhưng mẹ vẫn nghĩ rằng mùa xuân sẽ đến. Những hy vọng chồng chất cuối cùng đều tan vỡ, chỉ có bà là c//hết dần chết mòn về cả thể xác lẫn tinh thần.


Lời xin lỗi thực sự là sự đền bù, còn lời xin lỗi bằng miệng chỉ là sự giả dối, vì thế cha chẳng đáng được tha thứ.


Nhưng mẹ chưa bao giờ nghe lời tôi nói lọt tai.


Năm ấy tôi mười một tuổi, sau này cũng chẳng còn mẹ nữa rồi.


Từ đó, mọi giông tố của cuộc đời đều ập xuống đầu tôi.


Cơn thịnh nộ của cha cũng chỉ mình tôi gánh chịu.


Không còn ai ôm tôi ngủ, không còn ai gọi tôi là Thanh Thanh.


Hương thơm quen thuộc của mẹ biến mất, thay vào đó là mùi hôi của rượu và khói thuốc tràn ngập.


Mẹ đi rồi, cha không chỉ không đau lòng mà còn mắng bà không biết điều, thậm chí còn không tổ chức một đám tang tử tế.


Mỗi cú đấm sau khi say rượu khiến tôi ngã gục, nhưng khi đứng lên, sự hận thù với ông ngày càng sâu.


Ông đ//ánh tôi, tôi báo cảnh sát.


Tôi từng ngây thơ nghĩ rằng cảnh sát có thể giải quyết mọi vấn đề.


Nhưng ông ta chỉ bị giam ba ngày, năm ngày, sau khi ra ngoài giận dữ càng khủng khiếp hơn, mỗi lần ra tay lại càng tàn nhẫn hơn trước. 


Tôi bị đ//ánh đến mức nôn ra m//áu, đến mức mất thị lực tạm thời. 


Vô số lần chóng mặt, tôi từng nghĩ mình sẽ ch//ết đi. 


Đáng buồn thay, điều đó đã không xảy ra. 


Có lẽ là vì ông ta xứng đáng phải ch//ết trước tôi.


Tôi hận ông ta, nhưng tôi càng hận bản thân mình. 


Tôi hận vì sao mình lại hèn nhát đến mức không dám phản kháng. 


Tôi hận vì sao chỉ cần nhìn thấy ông ta, tôi lại không kiềm được mà run rẩy toàn thân. 


Tôi hận vì sao mình lại sợ một kẻ không bằng cả loài cầm thú. 


Chính sự căm hận này đã giúp tôi tồn tại trong sự chật vật.


Ngày tháng trôi qua như một đống bùn nhão, tỏa ra mùi vị hôi tanh. 


Vì nhà nghèo, không có mẹ chăm sóc, không có cha quan tâm, thành tích học tập bình thường, lại ít nói. 


Tôi trở thành đối tượng bị bắt nạt ở trường cấp 2. 


Chúng lấy tôi làm trò cười, vừa cô lập tôi vừa chế nhạo tôi. 


Bạo lực ngôn từ thực chất cũng không kém phần tàn nhẫn so với bạo lực thể xác. 


Chúng không đánh tôi, nhưng vẫn khiến toàn thân run rẩy tôi.


Trong giờ học, khi tôi trả lời câu hỏi, ánh mắt chúng khinh miệt, nói tôi ti tiện, cố giả giọng dẹo. 


Giờ ra chơi, khi tôi đi vào nhà vệ sinh, chúng lớn tiếng bàn tán, nói dáng đi của tôi kỳ lạ, cố tình uốn éo. 


Chúng dán giấy sau lưng tôi, ném tập vở của tôi, đặt cho tôi vô số biệt danh để sỉ nhục. 


Chúng cười tôi mặc quần áo kỳ quặc. 


Nhưng chúng không biết sự sợ hãi, xấu hổ và bất lực mà tôi đã trải qua khi tự mình trải qua giai đoạn dậy thì. 


Tôi không có mẹ dạy dỗ. 


Tôi không biết ở tuổi này, con gái đều mặc áo ngực cỡ nhỏ của thiếu nữ. 


Để tiết kiệm tiền, tôi mặc áo lót của mẹ.

Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên