Mẹ chồng của tôi

[4/4]: Chương 4

"Mẹ à, người ta nói vợ chồng lần hai là khó sống nhất. Hướng Nam cũng chỉ vì lo cho mẹ thôi. Nhưng con thấy mẹ với chú Lý thật lòng yêu thương nhau nên cũng chẳng nỡ làm kẻ phá ngang chuyện tốt."


"Nhưng Hướng Nam thì khác. Hai mẹ con sống nương tựa với nhau hơn hai mươi năm, giờ anh ấy sợ mẹ bị lừa để đến lúc mất cả tình cảm lẫn tài sản... Mình cũng nên tính đến tình huống xấu nhất chứ, đúng không ạ?"


"Ôi dào!" Mẹ chồng tôi vỗ ngực nói chắc như đinh đóng cột: "Chuyện đó thì đơn giản! Mẹ chuyển hết nhà cửa sang tên cho Hướng Nam là xong. Nó là con trai duy nhất của mẹ, sớm muộn gì tài sản này cũng là của nó nên giờ đưa sớm cũng chẳng sao cả!"


Tôi cảm động nắm chặt tay mẹ chồng, mà vui vẻ nói: "Mẹ, mẹ đúng là người mẹ chồng tuyệt nhất trần đời! Chuyện thuyết phục Hướng Nam cứ để con lo. Mẹ cứ yên tâm mà đi đăng ký với chú Lý đi, con sẽ lo tổ chức cho mẹ một buổi tiệc nho nhỏ để hai bên gia đình cùng ngồi lại vui vẻ rộn ràng chúc phúc cho hai người!"


Mẹ chồng ôm lấy tôi, xúc động đến mức khóc không thành tiếng.


Sáng hôm sau, bà lập tức kéo Trình Tường Nam còn đang ngơ ngác ra văn phòng công chứng mà sang tên toàn bộ nhà cửa, rồi nhanh như chớp… cầm tay ông Lý đi đăng ký kết hôn.


9.


Mẹ chồng chơi chiêu “cưới trước, tính sau” như thế, Trình Tường Nam dù có phản đối cỡ nào cũng đành bó tay chịu trận. 


Nhưng đúng ba ngày sau đám cưới, bà lại ôm vẻ mặt u sầu mò tới nhà. Vừa bước vào đã mở miệng xin... Sáu mươi nghìn tệ.


Chúng tôi truy hỏi cả buổi, bà mới chịu nói thật: "Là chuyện của chú Lý các con đấy. Hồi trẻ ổng làm buôn bán nhỏ lẻ, không có đóng bảo hiểm xã hội. Bây giờ có người bà con bên nhà ổng nói chỉ cần sáu mươi nghìn tệ là có thể lo đủ 30 năm bảo hiểm luôn. Mấy đứa nghĩ xem, thế có lời không?"


Tôi thì thầm làu bàu: "Lời gì mà lời… chú Lý sắp bảy mươi tới nơi, tiền hưu chắc lãnh được bao lâu chứ..."


Mẹ chồng nghe xong lập tức sầm mặt: "Cô nói linh tinh cái gì đấy? Cô đang rủa chú Lý của cô chec sớm à?"


Đấy, nói thật lòng thì bị quy kết là nguyền rủa. Mới cưới được ba ngày mà bà đã như bị gió tình thổi cho bay sạch lý trí.


Trình Tường Nam cũng cau mày, lên tiếng nhắc: "Mẹ, mẹ nghĩ kỹ đi ạ! Sáu mươi nghìn tệ mà đóng được trọn gói 30 năm bảo hiểm, thế giới này chắc ai cũng làm được rồi. Cần gì người trẻ phải đóng theo tháng? Cứ sống cho đã đi, rồi về già gom tiền đóng một cục cho khỏe!"


Mẹ chồng tôi lập tức ngắt lời, giọng đầy gắt gỏng: "Thôi được rồi, mẹ chẳng phải suốt ngày ngửa tay xin tiền mấy đứa. Giờ mẹ hỏi thẳng: có cho mượn hay không?"


Trình Tường Nam bình tĩnh đáp: "Nếu là chuyện của mẹ, đừng nói mượn con tự bỏ tiền lo luôn. Nhưng đây là chuyện của chú Lý, ông ấy không đi hỏi con cái mình mà lại để mẹ đi hỏi tụi con… Mẹ thấy như vậy hợp lý à? Mà mẹ mỗi tháng cũng có lương hưu hơn 1.500 tệ, chẳng lẽ bao nhiêu năm qua không dư nổi mười vạn?"


Mẹ chồng thở dài, né tránh ánh mắt: "Thôi đừng nhắc nữa… Mẹ đã đưa cho chú Lý sáu mươi nghìn tệ. Nhưng mà… giờ ổng nói, muốn làm trọn gói thì người kia còn đòi thêm sáu mươi nghìn tệ nữa mới xong."


Đến đây thì cả tôi và Trình Tường Nam đều đứng hình.


Ba mươi năm bảo hiểm xã hội mà đòi 120.000 tệ. Nếu đã có 120.000 tệ thì cần gì tiền hưu nữa? Đây rõ ràng là lừa đảo còn gì!


Không nghi ngờ gì nữa, mẹ chồng tôi đúng chuẩn ‘não tình yêu’ phiên bản nâng cấp. Bà ấy bị tình yêu che mờ hết cả trời đất rồi.


Trình Tường Nam lập tức rút điện thoại định gọi báo công an, nhưng mẹ chồng tôi vội vàng lao tới ngăn cản: "Chú Lý nhà con sao có thể lừa mẹ được chứ? Con đừng có ly gián mà chia rẽ vợ chồng mẹ!"


Nghe bà nói vậy, Trình Tường Nam sững người tại chỗ. Đôi mắt đỏ hoe mà không nói một lời, lặng lẽ bước ra khỏi nhà. Tôi biết, anh đã bị chính lời nói của mẹ mình làm tổn thương.


Trước khi đi, mẹ chồng vẫn không quên lầm bầm trong miệng: 


"Có vợ rồi là quên mẹ! Có sáu mươi nghìn thôi mà cũng không cho mẹ, nuôi con trai đúng là phí công!"


"Đồ con bất hiếu! Không ngóng mẹ được câu nào tử tế, chắc bị con đàn bà độc miệng kia mê hoặc rồi!"


Mẹ chồng vừa đi chưa đầy mười phút, thì điện thoại của Trình Tường Nam đã réo liên tục. Tôi giục mãi anh mới cầm lên xem, nhưng thấy người gọi là mẹ liền lập tức chuyển máy sang chế độ im lặng.


Chẳng bao lâu sau, mẹ chồng lại hùng hổ xông đến cửa nhà. Vừa vào nhà bà đã ngồi phịch xuống đất gào khóc: "Xảy ra chuyện lớn rồi! Sao con không nghe điện thoại của mẹ hả!"


Bà vừa thở hồng hộc vừa nói đứt quãng, rõ ràng là chạy vội tới: "Ông Lý... quần áo, giày dép cùng đồ vệ sinh cá nhân, cả cái vali to tướng của ổng cũng biến mất hết rồi! Mà... mấy món vòng vàng trong tủ quần áo của mẹ, cũng không cánh mà bay! Ổng đi đâu mất tiêu rồi, chẳng để lại lời nào làm mẹ lo muốn chec!"


Tôi lập tức hiểu ra vấn đề: "Mẹ ơi... có khi nào ổng cuỗm sạch vàng rồi bỏ trốn không?"


"Không thể nào đâu! Ổng lấy mẹ rồi mà, sao có thể chạy mất? Mẹ đối xử với ổng đâu có tệ bạc gì..." Mẹ chồng tôi sốt ruột đến độ giậm chân thình thịch, sắc mặt tái mét.


Tôi vội nói: "Vậy phải báo công an ngay thôi! Mẹ có giấy đăng ký kết hôn với ông ấy mà, chắc chắn họ sẽ giúp tìm được."


"Được, báo ngay đi! Mẹ phải tìm lại ông Lý của mẹ!" Bà ấy vỗ đùi một cái rồi bò dậy đi ra ngoài.


Tôi vỗ vỗ ngực thầm thở phào trong lòng, may mà mình đã kịp thời khuyên mẹ chồng sang tên hết nhà cửa cho Trình Tường Nam từ trước rồi.


10.


Cảnh sát cầm giấy đăng ký kết hôn giữa mẹ chồng tôi và ông Lý, tra đối chiếu với hệ thống nhận diện khuôn mặt.


Ngay lập tức hiện ra một cái tên: Lý Đại Thành.


Cảnh sát chỉ vào màn hình hỏi mẹ chồng tôi: "Bà xem kỹ lại đi, có phải là người này không?"


Mẹ chồng nheo mắt nhìn một lúc rồi gật đầu: "Đúng rồi, là ông ấy! Nhưng… chồng tôi tên là Lý Cương cơ mà, sao lại là Lý Đại Thành?"


"Chúng tôi không thể sai được đâu, hệ thống nhận dạng rất chính xác. Hơn nữa địa chỉ thường trú của người này cũng là trong khu của bà. Bà ơi, bà bị lừa rồi. Người này còn có tiền án tiền sự đấy!"


Qua điều tra, cảnh sát đã tra ra toàn bộ hồ sơ phạm tội của… à không, Lý Đại Thành.


Gã này trung bình cứ 5 năm lại ‘tìm hiểu’ một bà cụ sống một mình, có tiền nhưng không con cái bên cạnh. Sau khi moi được kha khá tiền bạc thì hắn lập tức biến mất không dấu vết.


Tiêu hết tiền thì hắn lại tìm ‘mục tiêu’ tiếp theo. Trong giới nhảy quảng trường ở mấy thành phố lân cận, cái tên Lý Đại Thành nổi lên như cồn vì tai tiếng.


Chuyện buồn cười hơn là: giấy kết hôn của hắn với mẹ chồng tôi là giấy giả. Không hiểu hắn dùng cách gì mà mẹ chồng tôi lại chẳng chút nghi ngờ.


Có thể do hắn có quá nhiều kinh nghiệm, lần này lại biến mất sạch sẽ như bốc hơi. Cảnh sát lần mò mãi vẫn không tìm ra tung tích.


Ban đầu mẹ chồng tôi khóc ròng suốt ngày, đau lòng vì sáu mươi nghìn tệ mất trắng. Bà thu mình trong phòng đến cửa cũng không buồn mở… Nhưng chuyện chưa dừng lại ở đó, chuyện tình ‘già lắm chiêu’ của bà với Lý Đại Thành nhanh chóng lan truyền trong khu và trở thành một ví dụ điển hình của... lừa đảo tình cảm.


Những người bạn nhảy quảng trường trước đây từng ríu rít với bà, nay lại nhân danh ‘quan tâm’ để moi móc thêm chi tiết. Bà xấu hổ đến mức phải lập tức dọn về quê giữa đêm.


Từ đó về sau, mẹ chồng tôi không quay lại khu này nữa. Cũng chẳng thèm bén mảng đến nhà tôi lần nào.


Ba tháng sau, cuối cùng bà cũng dần vực lại tinh thần. Thậm chí còn tham gia ‘slow walk’ (đi bộ dưỡng sinh theo nhạc) nữa.


Thỉnh thoảng tôi lướt video giải trí, vẫn bắt gặp bà đăng clip nhảy nhót và thả dáng cực sung. Lượt thích và bình luận còn nhiều hơn cả đám thanh niên.


Tôi đang thở phào vì ba tháng yên ả này thật quá dễ chịu, thì nhận được điện thoại của Trình Tường Nam: "Mẹ xảy ra chuyện rồi!"


Hóa ra về quê rồi bà vẫn không chịu yên. Bà chơi mạng xã hội, rồi kết bạn với một người bán sản phẩm tài chính. Dưới lời mời mọc ‘không lỗ vốn cũng không rủi ro, lợi nhuận lại cao”, mẹ chồng tôi... dốc toàn bộ tiền tiết kiệm đổ vào đầu tư.


Cuối cùng, dự án đầu tư kia vỡ trận. Cả nửa cái làng bị lừa sạch, đến mức tiền trợ cấp dưỡng lão của các cụ cũng không giữ được đồng nào.


Mẹ chồng tôi thì càng thảm, bà lỗ đến trắng tay. Trong cơn tức giận quá độ bà bị đột quỵ tại chỗ, dù may mắn qua khỏi nhưng từ đó lại bị liệt nửa người.


Sau biến cố ấy, bà trở nên buồn bã cùng u uất suốt ngày. Trình Tường Nam đành thuê một người giúp việc trong làng đến chăm sóc bà.


Một đời sống keo kiệt tích cóp, cuối cùng lại bị lừa hai lần không thương tiếc. Đến một đồng cũng không giữ nổi cho bản thân.


Tích từng hào từng xu cả đời, cuối cùng chỉ đổi lại một giấc mộng hão.


Sau khi bà bị liệt, để tránh chuyện ‘lịch sử lặp lại’, cả nhà thống nhất: mỗi tháng chuyển thẳng lương hưu của bà vào tài khoản của chồng tôi và sẽ do tôi quản lý.


Từ giờ trở đi, bà muốn tiêu đồng nào… cũng phải viết ‘báo cáo’ qua điện thoại, chưa kể còn phải ngó sắc mặt của tôi nữa.


Mẹ chồng dù có nhìn không thuận mắt, thì cũng chỉ biết nuốt cơn tức mà ậm ừ trong cổ họng. Muốn nói cũng chẳng ra hơi, càng không thể quản nổi tôi nữa.


Tôi ung dung nằm dài ở nhà, vừa có thu nhập trông con vừa giữ luôn tiền hưu của mẹ chồng. Ngoài việc chăm Hân Hân, còn lại chỉ có ăn, chơi, ngủ nghỉ— sướng không thể tả.


Điều quan trọng nhất là, giờ tôi không còn phải đang tắm dở thì bị ai đó xông vào phòng tắm. Trần truồng mà còn phải nghe người ta giảng đạo lý.


Không còn cảnh vừa lau nhà xong, quay đi quay lại đã thấy đầy dấu chân bẩn của mẹ chồng in trên sàn.


Không còn ai đứng bên tai làu bàu mỗi lần tôi gọi đồ ăn hay bóc gói hàng.


Tai được yên thì lòng cũng được thảnh thơi. Những gì tôi mong— giờ đều có cả.


—Hết—

Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên