Nhất mộng như sơ

[1/17]: Chương 1

Ngày ta rời đi, phụ mẫu ta mấy lần khóc ngất, tặng cho ta của hồi môn duy nhất của bà là một đóa hoa nhung, ta ở trước mặt người nhà cầm hai lượng đi, lặng lẽ đưa hai lượng bạc còn lại cho người.


Bảo bà ấy dù thế nào cũng phải nuôi tiểu đệ và tiểu muội nên người.


Hôm đó tuyết rơi rất dày, phụ thân ta đi huyện thành làm công vẫn chưa trở lại, phụ mẫu cùng tiểu đệ và tiểu muội đứng trong gió tuyết tiễn ta đi, trời lạnh cóng đến buốt da buốt thịt, nhưng phụ mẫu ta đến một cái áo choàng cũng chẳng có.


Chiếc xe lừa kéo ta đi ngày một xa hơn, gió tuyết mịt mù sớm đã che mờ cảnh tượng trước mắt ta.


Được mua cùng với ta tổng cộng có mười hai thiếu nữ, tất cả đều là người trong thôn và các thôn lân cận. Họ cũng khoảng bằng tuổi ta, mặc dù bị bọn buôn người mua về, nhưng ít nhất mỗi ngày vẫn được ăn no, có thể nhẫn tâm bán con gái mình đi, lẽ tất nhiên cuộc sống thường ngày ở nhà hẳn cũng chẳng tốt đẹp gì.


Mỗi ngày họ đều tíu tít trò chuyện cùng nhau, còn ta chỉ im lặng lắng nghe, tự hỏi không biết bọn ta sẽ bị bán đến đâu tiếp theo đây.


Đường đi rất khó khăn, mất hơn một tháng đi đường, đến được Biện Kinh thì đã đến tiết xuân.


Người buôn nô lệ nhốt bọn ta vào một tiểu viện nhỏ, ngày đầu tiên, chọn ra năm người xinh xắn nhất đưa đi, qua vài ngày sau, lại đưa đi hết những người còn lại.


Ta bị bán đến Ôn gia ở phía tây thành, là kiểu nhà nhị viện, nghe nói gia chủ còn là một vị quan thất phẩm.


Ta được phân đến làm nha hoàn sai vặt ở viện của Nhị tiểu thư, làm công việc quét tước và dọn dẹp lặt vặt.


Nhân khẩu của Ôn gia rất đơn giản, trong nhà ngoại trừ phu nhân ra, chỉ có một di nương, cũng là nha hoàn hồi môn của phu nhân, ba vị lang quân đều do phu nhân sinh ra, nghe nói bọn họ đều đang học tập ở một học viện rất nổi tiếng ở Sơn Tây, một năm chẳng gặp được mấy lần.


Cả ba vị lang quân đều rất anh tuấn, nhất là Đại lang quân, hệt như tiên nhân đọa phàm vậy.


Đại tiểu thư cũng do phu nhân sinh, năm nay mười ba tuổi, trông thì có vẻ điềm đạm dịu dàng, nhưng tính tình không tốt lắm. Nhị tiểu thư là nữ nhi của di nương, năm nay chỉ mới bảy tuổi, tròn trịa trắng trẻo, giống hệt một con búp bê may mắn, lại hay cười, là người nhỏ tuổi nhất trong nhà, còn bị chứng ngây ngô nên được mọi người rất cưng chiều.


Ôn gia đối xử với người hầu không tệ, đến đây được một năm mà ta béo lên thấy rõ, mỗi tháng phu nhân còn phát cho bọn ta mỗi người 200 đồng tiền lương, những dịp lễ Tết còn có thưởng, ta âm thầm dành dụm lại số tiền này, xem sau này có dịp sẽ gửi về nhà.


Đối với ta mà nói, những ngày tháng như thế này thật sự rất tốt, công việc làm so với ở nhà chẳng là gì cả, rảnh rỗi thì học thuê thùa may vá, cùng các tỷ muội trò chuyện trên trời dưới đất.


Đại tiểu thư rất giỏi thi thư, đại nha hoàn cận thân của nàng ta - Thời Họa tỷ tỷ, cũng không kém, tính tình lại tử tế, gần gũi, không hề keo kiệt, miễn là có thời gian liền dạy chúng tôi đọc chữ.


Một ngày nọ, nghe nói rằng người tỷ muội cùng ta bị bán lên Biện Kinh, đang sống sờ sờ lại bị chủ nhân đánh chết, ta mới nhận ra mình thật may mắn, gặp được một gia đình tốt, được sống những ngày tháng như thần tiên.


Nhưng biến cố lại bất ngờ ập đến, năm ta mười bốn tuổi, không biết gia chủ đã phạm phải chuyện gì mà toàn bộ tài sản Ôn gia bị tịch biên, nam nữ từ mười lăm tuổi trở lên đều bị giam vào ngục tử, tội không liên quan đến con gái đã gả đi.


Đêm trước ngày nhà bị tịch biên, phu nhân đã trả lại khế ước bán thân, còn cho mỗi người mười lượng bạc, trả tự do cho tất cả nô bộc và tì nữ trong nhà.


Ôn gia sau khi phất lên, nô bộc trong nhà phần lớn đều là người mới mua về, chỉ sau một đêm đã tản đi không còn một mống.


Ta cầm số tiền mình đã dành dụm bấy lâu chuẩn bị về thôn, nhưng khi nhìn thấy Nhị tiểu thư vẫn còn ngây ngốc chẳng biết gì nơi đó, cuối cùng ta cũng mềm lòng.


Sân viện của Ôn gia đã bị tịch thu, ta và Nhị tiểu thư không còn chốn dung thân, nàng ấy cũng không thể mang cái tên Quỳnh Nương lúc trước nữa, ta liền đặt cho nàng một cái tên mới, gọi là Bảo Châu.


Nàng ấy là muội muội của ta, ta là Bảo Ngân, Trần Bảo Ngân.


Người Ôn gia đều bị giam trong ngục tử, số tiền trong tay ta dù có tiêu hết cũng chưa chắc đã gặp được mặt họ, ta phải sống sót cùng với Bảo Châu, muốn sống sót thì phải ăn, phải có chỗ ở.


Sức khỏe ta rất tốt, cũng không ngại khổ cực, mấy năm qua cũng học được vài con chữ, còn có thể tính toán sổ sách.


Ta thuê một chiếc thuyền nhỏ, bắt đầu mở quán bán rượu trên sông Biện. Tất nhiên, bán rượu thì phải có đồ nhắm, sang hạ vào thu, ta bán tôm, cua ngâm, vào đông, thì làm mấy món điểm tâm ấm bụng.


Năm đầu tiên, không tính tiền thuê thuyền, thế mà ta kiếm được ba mươi bảy lượng bạc.


Chuyện của Ôn gia ban đầu vô cùng ầm ĩ, những tưởng như sắp hành hình đến nơi, nhưng một năm đã trôi qua lại chẳng thấy động tĩnh gì.


Ta may áo khoác và quần bông, xách theo rượu thịt cùng với Bảo Châu đi thăm phụ thân, phụ mẫu, ca ca và di nương của nàng. Nàng vui vẻ mặc chiếc áo khoác và quần bông đỏ mà ta mới may, nắm tay ta vui vẻ lắc rồi lại lắc.


Nhà lao không còn canh gác nghiêm ngặt như năm ngoái nữa, ta giao ra hai lượng bạc, quản ngục liền cho Bảo Châu và ta vào.


Trong nhà lao tối tăm, hôi thối, Bảo Châu sợ hãi nắm lấy tay ta, đôi mắt hoảng loạn như một chú thỏ lạc đường, ta vỗ nhẹ tay nàng nói không sao đâu, có tỷ tỷ ở đây mà! Nàng liền mỉm cười, hai lúm đồng tiền nhỏ xíu nơi khóe miệng lún sâu.


Cả nhà bị nhốt chung với nhau, ta không còn nhận ra phu nhân, lão gia và di nương nữa, họ vừa đen vừa gầy đến đáng thương, ba vị lang quân trong nhà chỉ còn lại hai, Đại lang quân không có ở đây, ta chỉ mới gặp bọn họ được vài ba lần, tuổi tác của họ cũng chẳng chênh nhau là mấy, bây giờ gặp lại, ta đã không thể phân biệt ai là ai nữa rồi.


Người vắng mặt không biết đã đi đâu.


Nhưng ít nhất nhìn chung họ vẫn còn ra dáng con người.


Người cai ngục mở cửa, cho chúng ta nửa canh giờ.


Góc tường có một đụn rơm khô, hẳn là nơi ngủ thường ngày của họ.


Bảo Châu nhìn phụ thân phụ mẫu mà nàng ngày đêm mong nhớ, nhưng lúc này lại nhận không ra họ nữa rồi, nhưng người nhà lại nhận ra nàng, thấy nàng núp sau lưng ta, thò đầu ra, không dám tiến tới, một lúc lâu sau, lão gia mới gọi một tiếng ‘Quỳnh Nương’.


Nàng vẫn nhớ tên mình là Quỳnh Nương, nhìn phụ thân mình hồi lâu, có lẽ là nhận ra rồi, gọi một tiếng ‘Phụ thân’, trên khuôn mặt trắng trẻo hai hàng nước mắt đã lăn dài, có chút do dự rồi nhào vào vòng tay của phụ thân mình.


Cả nhà nhìn nàng rồi bật khóc nức nở.


Ôn lão gia không biết mặt ta, trong nhà có hơn mười mấy nha hoàn, mỗi ngày hắn đều đi sớm về khuya, lấy hơi sức đâu mà nhớ bọn ta?


Phu nhân chỉ mới bốn mươi tuổi, nhưng tóc bà đã bạc trắng, trông như một bà lão sáu mươi, nhưng bà vẫn nhận ra ta.


"Ngươi là nha đầu Bảo Ngân phải không?" Đôi mắt bà xám xịt, khi nói chuyện dường như phải tốn rất nhiều sức lực.


"Phụ mẫu, tỷ ấy là tỷ tỷ của con." Bảo Châu nắm tay ta nói.


"Lão gia, phu nhân thứ tội, nô tỳ không dám để Nhị tiểu thư giữ tên thật nữa, sợ một ngày nào đó có quan gia tìm đến, đành phải để nàng ấy theo họ của nô tỳ, đặt tên là Bảo Châu."


"Bảo Ngân có tội gì đâu? Toàn bộ Ôn gia đều bị kết tội, chỉ còn lại một mình con bé, chuyện xảy ra quá đột ngột, chẳng kịp tìm cho con ta một nơi để nương nhờ, nếu không có ngươi, không biết hôm nay con bé còn có thể sống sót đứng ở đây hay không nữa? Lão phu biết ơn ngươi còn không hết, ai mà ngờ Ôn gia bị kết án cả một năm trời, nữ nhi ruột thịt còn chưa một lần đến thăm, người đến thăm chúng ta duy chỉ có một mình nha đầu trong phủ là ngươi, năm đó, phu nhân đã trả lại khế ước bán thân cho ngươi rồi, ngươi sớm đã không còn là nha hoàn trong phủ nữa, làm tỷ tỷ của Bảo Châu thì có gì không ổn? Nếu một ngày nào đó, Ôn phủ còn có ngày được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, Bảo Ngân sẽ là tiểu thư của phủ chúng ta."


Ta nhìn phong thái của lão gia, khí phách vẫn còn đó, chuyện này có lẽ vẫn có thể xoay chuyển được, lòng mừng thầm cho Bảo Châu, ta chẳng muốn tiểu thư làm gì cả, chỉ muốn về lại thôn thăm phụ mẫu, tiểu đệ và tiểu muội, rồi tiếp tục làm cô nương chèo thuyền trên sông Biện cũng rất tốt.


2


"Lão gia, phu nhân cũng đừng trách Đại tiểu thư, ta đã dẫn Bảo Châu đến Tô gia, nhưng hôm đó không gặp được nàng ấy, nghe nói nàng ấy vừa mới sinh con, vẫn đang ở cử, Tô Gia sợ nàng ấy bị kinh sợ nên không nói sự thật cho nàng ấy biết, lão thái thái nhà thông gia đã phái người đến tìm ta, nói rằng nếu ta thật sự muốn tốt cho Đại tiểu thư thì tuyệt đối đừng dẫn Bảo Châu đến nhà tìm họ nữa."


"Mấy ngày sau Tô gia lại chuyển đến Đông Đô, dù Đại tiểu thư có muốn gặp mọi người thì đường xa cách trở, nàng ấy còn vướng bận hài tử, làm sao có thể trở về được?"


Có một điều ta chưa nói, sau khi nghe được chuyện của Ôn gia, Đại tiểu thư đã khóc ngất đến hai lần, cô gia thừa lúc nàng hôn mê bất tỉnh đã bế nàng lên thuyền.


Đều là người bình thường cả, vào những lúc như thế, bo bo giữ mình thì có gì sai?


Nói được vài câu thì thời gian đã đến, ta đành kéo Bảo Châu rời đi, nàng khóc lóc muốn đưa người nhà đi cùng, phải dỗ dành mãi mới có thể đưa nàng ra ngoài.


Nhưng nàng lại khóc, thắc mắc tại sao không thấy huynh trưởng của mình?


Truyền thuyết về Đại lang quân đã lan truyền khắp nơi trong phủ, không chỉ dung mạo như hoa như ngọc, mà đến tuổi cập kê còn liên tiếp đỗ trạng nguyên, là môn sinh tâm đắc nhất của Tống các lão, vị trí Các lão tương lai nhất định cũng sẽ thuộc về ngài ấy.


Những cái khác thì ta không biết, nhưng tướng mạo khẳng định là rất đẹp, dù sao thì mẫu thân của ngài ấy cũng là một mỹ nhân hiếm có.


Một người như vậy mà nay lại biệt tích, sống chết không rõ.


Ôn lão gia im lặng không nói, tôi biết không thể hỏi thêm về chuyện này nữa, nên nhanh chóng đưa Bảo Châu về nhà.


Chúng ta cùng với người khác thuê chung một tiểu viện nhỏ ở phố Đông, Bảo Châu và tôi đến sớm, chọn hai gian phòng ở phía đông, một phòng để ở, phòng còn lại dùng làm nhà bếp.


Một gia đình bốn người chia nhau sống trong ba gian phòng ở phía tây, nam nhân là một tiểu thương rong ruổi khắp phố phường, nữ nhân tề gia nội trợ.


Người bán hàng rong họ Hà, thân cao sáu thước, miệng lưỡi ngọt ngào. Hà nương tử thì khá trầm tính, nhưng là một người tốt bụng, lại khéo tay, rảnh rỗi nàng sẽ thêu ít khăn tay hoặc hầu bao gì đó, rồi đưa Hà lang mang đi bán.


Ta may ít quần áo làm vài đôi giày còn được chứ nói đến thêu thùa thì đành chịu, rảnh rỗi liền để Bảo Châu theo nàng ấy học, tính tình Bảo Châu kiên nhẫn, học cũng khá nhanh. Mỗi ngày ta bán hàng, cá tôm còn thừa đa phần đều vào bụng hai đứa nhỏ nhà nàng ấy và Bảo Châu.

Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên