7
Lúc đó Tô Kỷ đâu biết hư thực ra sao, chỉ có tôi đơn phương bắt đầu cuộc chiến kéo dài này.
Tôi ra sức học tập, đi học thêm, đọc sách, tự nhốt bản thân trong căn phòng học chật hẹp.
Mỗi khi tôi muốn nghỉ ngơi, mẹ tôi đều chế nhạo và nói: “Nếu mày không có đầu óc tốt như Tô Kỷ thì sao con không biết làm việc chăm chỉ đi?”
Lúc đó tôi cảm thấy chính vì Tô Kỷ ở đối diện mà tôi không thể xem phim hoạt hình.
Thật khó chịu, sự phiền toái khó chịu đó.
Tôi bắt đầu ghét Tô Kỷ, nhưng chỉ một chút thôi.
Tôi không nghĩ mình là đứa trẻ hư hỏng hay gây rắc rối vô cớ nên không thể ghét Tô Kỷ chỉ vì một bộ phim hoạt hình.
Mọi chuyện vốn đã định sẵn là vậy.
Nếu không có kỳ thi tuyển sinh.
Mặc dù tôi đã học trước rất nhiều kiến thức nhưng tôi vẫn kém hơn Tô Kỷ trong kỳ thi đó.
Kết quả về nhì khiến mẹ tôi cay mắt, mẹ tôi đã không nhịn được mà động tay động chân đấm đá tôi ngay trước cổng trường.
Bà ấy kéo tóc tôi và đá tôi như điên, gọi tôi phế vật, sao Tang Môn (*).
(*) Sao Tang Môn: Sao Tang Môn là một bộ sao nhạy cảm trong Tử vi lá số vì nó mang nhiều ý nghĩa tiêu cực khiến mọi người cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Tang Môn là bại tinh nên chủ về sự mất mát, buồn phiền, tang thương.
Cảnh tượng này có sự chứng kiến của phụ huynh nhiều bạn cùng lớp.
Họ cho rằng mẹ tôi có vấn đề về tâm thần nên khi về nhà, họ cấm con họ kết bạn với tôi.
Vị vua nhí trước năm tuổi đã bị cô lập với tất cả các bạn cùng lứa vì sự việc này.
Ồ, cũng không hẳn là tất cả.
Thái độ của Tô Kỷ từ đầu đến cuối không hề thay đổi.
Thủ phạm khiến tôi bị đánh vẫn nhìn tôi và mọi người với ánh mắt thờ ơ như vậy.
Nhưng thái độ thường ngày của cậu ta đối với tôi không làm dịu đi mối quan hệ của chúng tôi.
Ngược lại, sự ghê tởm của tôi đối với cậu ta ngày càng lớn khi mẹ tôi đánh tôi hết lần này đến lần khác.
Tôi ghét thiên tài này, tôi ghét Tô Kỷ, người có một gia đình hạnh phúc nhưng lại có khuôn mặt lạnh lùng, tôi ghét cậu ta có tất cả mọi thứ, nhưng vẫn——
Vẫn là một con quái vật cô đơn.
8
Chỉ cần thi kém hơn Tô Kỷ, thứ đợi chờ tôi ở nhà lúc nào cũng là những cơn đòn đánh.
Cây gậy đập vào lưng tôi rất đau, tôi cảm thấy rất đói vì không thể ăn cơm, và việc phải thức xuyên đêm để dán những cuốn sách rách lại với nhau khiến tôi cảm thấy rất buồn ngủ.
Tôi quá sợ hãi, vì thế tôi đã gạt bỏ chút tự kiêu trong lòng, vào một ngày nọ tôi chặn Tô Kỷ trên đường đi học về.
Tôi chắp tay van xin cậu, cầu xin cậu đừng làm câu cuối cùng trong bài thi ngày mai.
Tô Kỷ từ chối.
Rõ ràng cậu ta đang nhìn tôi, nhưng trong mắt cậu ta không có gì ngoài sự kiêu ngạo.
Cậu ta nói: “Thay vì làm mấy chuyện hèn mọn như vậy thì cậu nên tự cải thiện bản thân mình đi.”
Thực ra tôi biết chứ, giống như việc tôi ghét Tô Kỷ thì Tô Kỷ cũng ghét tôi.
Mẹ tôi chưa bao giờ giấu diếm sự khinh thường của mình đối với mẹ Tô Kỷ, mà Tô Kỷ lại rất yêu mẹ nên đương nhiên cậu ta sẽ ghét cả mẹ con tôi.
Sự chán ghét, coi thường đã trở thành một sự ăn ý ngầm mà chúng tôi không cần phải nói thành lời.
Nếu một ngày nào đó cậu ta không vô tình phát hiện ra những vết sẹo trên cơ thể tôi, có lẽ chúng tôi vẫn sẽ coi thường cho đến khi lướt qua cuộc đời nhau.
Sau này khi Tô Kỷ biết tôi sẽ bị đánh nếu mỗi lần thi không đứng thứ nhất nên khi có kết quả, cậu ta bất ngờ xin lỗi tôi.
Tôi vẫn đứng thứ hai trong kỳ thi đó, và lời xin lỗi của cậu ta chẳng khác gì lời chế giễu vang bên tai tôi.
Sự ghen tị và ghê tởm dồn nén trong nhiều năm bùng phát trong lời xin lỗi này.
Lợi dụng lợi thế về chiều cao hồi tiểu học, tôi đã đẩy Tô Kỷ xuống và đánh cậu ta rất nặng.
Trận ẩu đả đơn phương này khiến giáo viên phải mời phụ huynh đến.
Người phụ nữ từ nhà vội vã đi đến, việc đầu tiên bà ta làm khi bước vào văn phòng là tát thật mạnh vào mặt tôi.
Hiệu trưởng sững sờ tại chỗ, nhưng Tô Kỷ, người bị tôi đánh, lại im lặng đứng chắn trước mặt tôi.
Tôi rất nghi ngờ nếu mẹ Tô không đến kịp thì có lẽ mẹ tôi cũng sẽ tức giận mà đánh cả Tô Kỷ.
Cũng may là không, nếu không thì nếu cậu ta bị liên lụy, tôi cũng không thể chính đáng mà hận cậu ta được.
Dưới sự bảo vệ mạnh mẽ của mẹ Tô, cuối cùng tôi và Tô Kỷ cũng rời khỏi văn phòng mà không hề hấn gì.
Trận đòn tôi nhận được khi về nhà ngày hôm đó không đủ đặc biệt để tôi có thể nhớ được.
Sở dĩ tôi nhớ đến sự việc này là vì từ đó trở đi, mẹ Tô luôn nhân cơ hội đưa tôi về nhà bà ăn tối.
Tôi ghét Tô Kỷ, nhưng tôi thích một gia đình họ Tô ấm áp như vậy.
Điều đọng lại trong trái tim Tạ Thanh Ca suốt thời thơ ấu không phải là sự ghê tởm dành cho Tô Kỷ mà là sự ghen tị.
Ghen tị vì cậu ta có bộ não tốt như vậy, ghen tị vì cậu ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, ghen tị vì cậu ta... có một gia đình tốt như vậy.
9
Khi đó, tôi không biết cách che giấu cảm xúc nên tính ghen tị của tôi đương nhiên bị người khác chú ý.
Mẹ Tô cũng nửa đùa nửa thật nói: “Có vẻ Thanh Thanh rất thích dì, sau này làm con dâu của dì được không?”
Tôi ở mười tuổi đã nghiêm túc từ chối.
Lúc đó tôi nắm tay mẹ Tô, nghiêm túc nói: “Cháu không muốn cưới Tô Kỷ, cháu muốn đánh bại cậu ta.”
"Một ngày nào đó cháu sẽ trở thành đứa trẻ ngoan nhất. Khi đó cháu sẽ mua một căn nhà thật lớn và để chú và dì chuyển đến ở cùng."
Sau khi do dự một lúc, nghĩ rằng mẹ Tô sẽ liếc Tô Kỷ, nên tôi không còn cách nào khác ngoài lúng túng nói thêm.
“Cháu có thể miễn cưỡng sắp xếp một phòng đơn nhỏ cho Tô Kỷ ở.”
Mẹ Tô cười lớn, đánh điên cuồng vào lưng bố Tô.
Bà ấy lau nước mắt vì cười và nói với tôi: "Dì sẽ đợi Thanh Thanh."
Tô Kỷ, người ngồi bên cạnh ngày hôm đó đã nói gì ấy nhỉ?
À à, cái quả cải thối đó đã đặt đũa xuống và mắng tôi là đồ ngốc với khuôn mặt vô cảm.
"Đồ ngốc, cái cậu đang nói đến cuộc sống sau khi kết hôn đấy."
Hãy là người bình luận đầu tiên
Nguyệt Truyện hoan nghênh các tác giả, dịch giả, nhóm dịch và các fanpage đăng truyện lên website của chúng tôi. Mọi chi tiết về nhuận bút, kiếm tiền và các thỏa thuận khác vui lòng nhắn tin trực tiếp đếnfanpage Facebook Nguyệt Truyệnhoặc email nguyettruyennet@gmail.com