Trừng Trị Cô Đồng Nghiệp Thích Bắt Nạt

[1/4]: Chương 1

Chị y tá Lý cùng khoa luôn thích đổi ca đêm của tôi lấy ca ban ngày.


“Cô em gái tốt, con trai chị mới mười tuổi, sợ bóng tối, em giúp chị một chút nhé.”


Tôi thương chị ta làm mẹ đơn thân không dễ dàng, nên cũng không từ chối.


Ba tháng liên tục trực ca đêm, cuối cùng tôi kiệt sức đến mức phải vào ICU.


Vậy mà chị ta lại chẳng hề áy náy, ngược lại còn đứng bên giường bệnh trách móc tôi:


“Còn trẻ tuổi như vậy mà sao thức đêm lại không chịu được chứ? Chắc chắn là do nuôi mèo ở nhà, ảnh hưởng đến giấc ngủ, đáng lẽ em không nên nuôi mèo!”


Tôi bực bội trong lòng nhưng vẫn không muốn xé rách mặt.


Ai ngờ chị ta được đà lấn tới: “Thế này đi, chị nuôi mèo giúp em, em trực ca đêm giao thừa giúp chị, có được không?”


1


Tôi ngây ngẩn cả người, sao có thể có người mặt dày đến mức này chứ?


“Chị Lý, đêm Giao thừa em phải về nhà sum họp, không đổi được.”


Chị ta có vẻ không ngờ rằng tôi, người luôn răm rắp nghe lời, lần này lại dám từ chối.


Mặt chị ta lập tức sa sầm, bắt đầu dạy đời tôi:


“Tiểu Từ, người trẻ sức khỏe tốt, thức đêm mấy hôm cũng không có gì đáng ngại.”


“Với lại, chị trên có bố mẹ già, dưới có con nhỏ, em không thể thông cảm một chút được sao?”


Tôi cũng thấy khó hiểu: “Chị Lý, em đã thay chị trực đêm suốt ba tháng, đến mức khi đi kiểm tra phòng bị ngất xỉu, may mà người nhà bệnh nhân phát hiện kịp thời đưa vào ICU cấp cứu, nếu không có khi đã mất mạng rồi.”


“Như vậy còn chưa đủ là thông cảm cho chị sao?”


Chị ta chẳng hề để tâm, bĩu môi một cái.


“Người trẻ phải tích đức thì mới gặp phúc.”


Giọng điệu ấy, cứ như thể tôi không giúp chị ta thì chính là tội ác tày trời, tội đáng chết vạn lần.


Cơn giận bốc lên tận đỉnh đầu, tôi không nhịn nổi nữa.


“Chị trên có bố mẹ già, dưới có con nhỏ thì liên quan gì đến tôi?”


Lời còn chưa dứt, đúng lúc y tá trưởng mang nước vào.


Bà ta nhìn thấy chị Lý mắt đỏ hoe, không cần biết đúng sai đã quay sang trách móc tôi:


“Người trẻ nói chuyện đừng có thiếu EQ như vậy!”


Được thôi, ai cũng thích lên mặt dạy bảo người trẻ.


Tôi lười tranh cãi với bọn họ, cầm sổ lên.


“Tôi đi kiểm tra phòng.”


Không ngờ, chị Lý lại chặn tôi lại, giả vờ đáng thương:


“Chị quỳ xuống cầu xin em, đổi ca với chị đi, chị đã hứa với con trai là sẽ đón giao thừa cùng thằng bé rồi.”


Ai mà chẳng có gia đình chứ?


Tôi vội vàng đỡ chị ta dậy, ấn xuống ghế.


“Em cũng đã hứa với bà nội của em, sẽ ở nhà gói sủi cảo với bà.”


Không khí trở nên căng thẳng, có mấy người bệnh nhân đi ngang qua cũng tò mò nhìn vào.


“Y tá, làm thủ tục nhập viện.”


Tôi buông tay ta, chuẩn bị đi xử lý việc này.


Y tá trưởng nhanh tay đóng cửa, miệng thì nói “chờ một lát” nhưng ngay sau đó lại quay sang trách móc tôi:


“Cháu cũng biết hoàn cảnh khó khăn của chị Lý, trước đây cháu cũng đồng ý đổi ca với cô ấy rồi, sao lần này lại không được?”


“Với lại, gói sủi cảo, ban ngày làm không được sao? Dì thấy rõ ràng là cháu đang kiếm cớ!”


Kiếm cớ?


Bà nội tôi ở tỉnh khác, đi xe tới đây phải mất bốn tiếng.


Hơn nữa, lịch trực đã sắp xếp xong, ai trực thì người đó chịu trách nhiệm.


Tôi giúp là tình nghĩa.


Không giúp là nguyên tắc.


Đừng tưởng rằng người hiền lành là có thể để cho người khác bắt nạt!


“Dù sao, cháu cũng không đổi.”


Đúng lúc đó, chuông báo động vang lên.


Tôi nhân cơ hội đẩy y tá trưởng đang chặn cửa sang bên cạnh.


“Bệnh nhân cần giúp đỡ, làm việc trước đã.”


Tôi hoàn toàn phớt lờ giọng nói của chị Lý nghiến răng nghiến lợi vang lên sau lưng.


“Từ Vi Vi, cô đợi đó cho tôi!”


2


Không phải đợi lâu.


Trong tuần tiếp theo, tôi đã được chứng kiến đủ loại thủ đoạn trả thù của chị Lý.


Khoa hô hấp của chúng tôi có tổng cộng chín y tá, chia ba ca làm việc.


Kỳ lạ thay, bất kể tôi làm chung ca với ai, bọn họ đều vô cùng bận rộn.


Có người thì cứ như mông bị dính vào ghế, suốt ngày ngồi trước máy vi tính ghi chép hồ sơ chăm sóc bệnh nhân.


“Chuyện này liên quan đến chẩn đoán bệnh của bác sĩ, phải từ từ, không thể vội được.”


Kết quả chỉ có hơn trăm chữ mà cô ta loay hoay suốt một tiếng đồng hồ vẫn chưa viết xong.


Có người lại lấy cớ đưa bà cô tám đời đi khám bệnh, thỉnh thoảng lại mất hút.


Khó khăn mới quay lại thì lại ngồi lướt điện thoại ở quầy y tá, chẳng thèm động tay vào việc gì.


Tôi tìm cô ta hỏi lý lẽ, cô ta còn trưng ra vẻ mặt đầy chính nghĩa:


“Cô là người mới, những việc trải giường, tiêm thuốc, dọn dẹp, cô phải làm nhiều một chút, không thì làm sao có cơ hội rèn luyện?”


Không chỉ như vậy, ngay cả những đồng nghiệp bàn giao ca cũng ức hiếp tôi.


Người y tá trực ca trước cố tình nhỏ giọt truyền dịch thật chậm, kéo dài đến lúc tôi nhận ca mới phải thay nước truyền.


Người nhận ca sau, Hiểu Nhã, vừa thấy quầy y tá lộn xộn liền chẳng cần hỏi han gì, lập tức mắng tôi xối xả:


“Cô cũng đã làm ở đây nửa năm rồi, sao cái gì cũng làm không xong vậy?”


“Cô nhìn cái bàn này đi, lộn xộn thế này, làm được thì làm, không làm được thì biến đi!”


Tôi theo hướng tay cô ta chỉ, liếc nhìn qua.


Trên bàn, đủ loại sổ sách, biểu mẫu, lẫn cả túi bánh kẹo, rác rưởi, bày bừa lung tung khắp nơi.


Đáng giận hơn là hồ sơ chăm sóc bệnh nhân lẽ ra phải ghi chép đầy đủ thì lại trống trơn.


Điều đó có nghĩa là cô ta làm ca sau phải đối chiếu với bản điện tử, rồi từng chữ một chép lại sự thay đổi tình trạng bệnh vào sổ tay.


Loại việc dọn dẹp hậu quả này, dù là ai gặp phải cũng sẽ tức giận.


Chỉ là...


“Tôi mới vừa từ phòng bệnh ra, cả đêm không có lúc nào rảnh.”


“Lúc cô đến, ai là người ngồi lì ở quầy y tá, chẳng lẽ cô không biết sao?”


“Sao cô không đi hỏi họ? Còn nữa, nói tôi “biến đi” có hơi quá đáng rồi đấy?”


Tôi khó hiểu: “Tôi biến đi rồi thì cô được lợi gì?”


“Gần Tết rồi, khoa nào cũng bận rộn, không thể điều y tá khác đến đây.”


“Với lại, tôi nghỉ rồi thì người trẻ nhất ở đây sẽ là cô. Cô nghĩ xem, lúc đó chị Lý sẽ bắt ai đổi ca?”


Hiểu Nhã hiểu ra, sắc mặt lập tức thay đổi, giống như chim sợ cành cong.


“Nếu bây giờ cô bỏ đi thì sẽ không lấy được chứng chỉ đâu. Cô không thể đi được.”


Cô ta nói chính là sự thật, không có tấm chứng chỉ kia thì sau này sẽ không có bệnh viện nào nhận tôi.


Chắc là vì thế nên bọn họ mới ngang nhiên bắt nạt tôi như vậy chứ gì?


Tiếc là, tôi chẳng thèm quan tâm đến cái chứng chỉ đó, chẳng ai có thể dùng nó để uy hiếp tôi.


Nhìn về phía cửa thang máy, tôi mỉm cười hỏi Hiểu Nhã: “Đến giờ rồi, sao người trực cùng ca với cô vẫn chưa đến vậy?”


Cô ta nghe vậy, sắc mặt lập tức thay đổi, không còn dữ dằn như trước nữa, ngược lại còn lẳng lặng dọn dẹp rác trên bàn.


Tôi biết, người trực cùng ca với cô ta là chị Lý và y tá trưởng.


Hai người đó là chuyên gia đi trễ về sớm, lười biếng trong giờ làm.


Tôi cũng biết, điều kiện gia đình Hiểu Nhã không khá giả, rất quý trọng công việc này.


Mẹ kiếp, toàn bắt nạt kẻ yếu thôi!


Tôi điền thông tin bàn giao, đập mạnh cuốn sổ ghi chép bệnh tình xuống bàn, chép suốt nửa tiếng đồng hồ!


Chép xong cái đó, hai vị Phật lớn kia vẫn chưa thấy bóng dáng đâu.


Đúng là khinh người quá đáng.


Tôi chặn Hiểu Nhã vừa đi đổi nước xong, lúc này đang đi lấy thuốc.


“Cô định cứ chịu đựng như thế này mãi à?”


“Hay là định nhẫn nhịn mười năm nữa, trở thành một chị Lý khác?”


Cô ta kinh ngạc nhìn tôi, cắn môi không nói gì.


Tôi chỉ tiếc rèn sắt không thành thép:


“Tôi muốn biết, tại sao các người lại hùa theo chị Lý cô lập tôi?”


“Chị ta rốt cuộc có lai lịch gì mà ngay cả y tá trưởng cũng bao che cho chị ta?”


Hiểu Nhã há miệng định nói đò.


Tôi vội vểnh tai lên lắng nghe.


Ngay lúc này, sau lưng vang lên một giọng nói đầy châm chọc:


“Ôi trời, nhìn xem nhân viên gương mẫu của khoa chúng ta kìa. Hết giờ bàn giao rồi vẫn còn không chịu về, đúng là thích thể hiện. Yêu công việc thế, sao không trực thay tôi luôn đi?”


Tiếng bước chân càng lúc càng gần.


Hiểu Nhã hoảng hốt, vội vàng đẩy tay tôi ra: “Tôi đi cho bệnh nhân uống thuốc đây.”


Thôi được rồi, một cảm giác bất lực ập tới.


Tôi hiểu, tôi tôn trọng, tôi về nhà lăn ra ngủ.


Trong mơ vẫn còn nghĩ làm sao để xử lý chị Lý này.


Ai ngờ, đến ba giờ mười lăm phút chiều, điện thoại của tôi nhận được một loạt tin nhắn cực kỳ quan trọng.


3


Ba giờ chiều là thời gian bàn giao giữa ca sáng và ca chiều.


Tin nhắn là do Hiểu Nhã gửi đến.


“Chị Lý là họ hàng xa của chủ nhiệm khoa. Nghe nói trước đây, khi còn sắp xếp ca thủ công, chị ta luôn được ưu ái chỉ sắp xếp làm ca sáng, không cần trực ca chiều, càng đừng nói đến ca đêm. Sau này khi hệ thống đổi sang xếp ca bằng máy tính, chị ta không thể thao túng được nữa nên chuyên đi đổi ca với người khác. Chủ nhiệm cũng từng nhắc nhở bọn tôi rằng nên quan tâm đến đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn. Chị ta rất tinh ranh, hiếm khi làm phiền những y tá lâu năm mà chỉ nhắm vào thực tập sinh và y tá mới vào làm.”


“Tiền thưởng hiệu suất bao nhiêu, về cơ bản là do chủ nhiệm quyết định, ông ta có quyền quyết định hệ số, tất cả mọi người đều không dám đắc tội với ông ta. Trước đây, chị Lý từng nhắc nhở bọn tôi, khi trực ca chung thì cứ làm việc bình thường, đừng để cô mệt mỏi đến kiệt sức, kẻo không còn ai đổi ca với chị ta nữa. Nhưng sau khi cô không chịu đổi ca, chị ta lại bảo chúng tôi phải dồn ép cô đến cùng, bắt cô cúi đầu nhận lỗi.”



Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên