Vân Thâm Lộ Viễn

[3/6]: Chương 3: Tiểu Uyển Ngư - bạn nhỏ của anh

Uyển Ngư từ nhỏ đã là một cô bé sức cùng lực kiệt, mỏng manh đến đáng thương. Thể lực kém, sức khỏe yếu, thậm chí chỉ cần một lần chạy hơi nhanh tí cũng có thể làm ngất xỉu, vì căn bệnh tim đã được sinh ra trong hình hài nhỏ bé này.

Lúc mới chào đời, tôi đã phải nằm trong lồng kính suốt 2 tuần, tôi được bà kể lại rằng khi ấy mẹ tôi đã khóc rất nhiều, cứ luôn miệng xin lỗi tôi. Bắt đầu khi tôi có ý thức, cuộc đời này luôn là một màu ảm đạm, tôi chẳng thể nào vẽ nổi một bức tranh với bầu trời xanh thẳm cao vút. Bởi vốn dĩ ở trên những tầng mây kia, chỉ có một màu xám kịt. Vì sao mà trái đất lại quay chậm đến thế?

Mỗi một ngày buồn tẻ, tôi đã không biết bao nhiêu lần khát khao những xúc giác vô vị ấy, để rồi lại làm bản thân đau thêm một lần. Ánh nắng mặt trời thật ngắn ngủi làm sao, vậy nên chính tôi cũng không trông mong gì thứ ánh sáng rực rỡ đó nữa.

Năm tôi lên 5, bố mẹ tôi có việc bận nên đã gửi tôi ở lại nhà ông bà ngoại tại một vùng quê hẻo lánh nọ. Tôi không khóc không quấy càng không ăn vạ đòi về như bao đứa trẻ khác, chỉ đơn thuần là chấp nhận thôi, lúc ấy tôi nghĩ gì nhỉ? Tôi chỉ còn nhớ tới căn nhà gỗ xập xệ cùng những quyển sách đã bạc màu, trở nên ố vàng và cả mùi mốc của chúng ở nhà ông bà.

Ít nhất nơi đó là nơi tôi tìm thấy được sự bình yên hiếm hoi.

Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông bà, cũng là lần đầu tôi gặp được anh – một đứa trẻ có đầy những vết bầm tím trên thân thể bé nhỏ. Đột nhiên, mắt của hai ta chạm lấy nhau, tôi đã bàng hoàng, khi trong mắt anh là một màu nâu sẫm như bao người khác nhưng nó lại có gì đó rất khác biệt, là một đôi mắt muốn nhìn xuyên thẳng qua tâm hồn của người khác.

Giữa chúng tôi im lặng lạ thường, càng thêm khó xử:

-          Xin chào bạn nhỏ, em vừa mới chuyển đến đây à?

Không ngờ anh lại là người mở lời trước, trong chốc lát cô bé không biết nói gì, chỉ có ánh mắt vẫn còn vương trên người cậu trai. Cô bé gắng gượng thốt ra một chữ “ ừm ” thật khẽ cùng cái gật đầu, mặt thì đỏ bừng lên:

-          Em mới đến đây ở cùng ông bà ạ, em tên Uyển Ngư, năm nay 5 tuổi.

-          Còn anh tên Khiết Thành, 7 tuổi, anh sống ở viện phúc lợi gần đây thôi.

Tôi ngập ngừng khi nhận ra anh là cô nhi phút chốc cứ ngồi im ở trên chiếc xích đu nhỏ, rồi tôi lấy ra viên kẹo đường mà bố mẹ đã đưa trước khi rời đi, ngắm nhìn nó. Thành thật thì, tôi rất quý viên kẹo này, cả ngày cũng chẳng nỡ ăn. Rồi tôi đột nhiên bước tới chỗ anh đang ngồi, chìa tay ra đưa anh viên kẹo đường ấy, giọng non nớt cất lên:

-          Em cho anh, kẹo này ngọt và ngon lắm ạ, nhìn anh có vẻ rất đau, ăn xong thì anh Khiết Thành đừng buồn nữa nhé!

Đôi má phúng phính của cô bé làm anh phì cười một tiếng, anh ấy cười lên trông thật đẹp, cô bé nhỏ dường như đã bị mê hoặc.

-          Cảm ơn em, bạn nhỏ à, thế chúng ta cùng ăn nhé.

Anh bẻ đôi viên kẹo ra rồi đưa cho tôi một nửa, vị ngọt ngào trực tiếp ngập tràn trong khoang miệng, thích quá đi thôi.

-          Đây là viên kẹo ngon nhất anh từng ăn đó, cảm ơn em, Uyển Ngư.

Giọng anh còn dịu dàng hơn cơn gió xuân thổi ngang qua chúng tôi, khẽ rung động thật nhẹ nhàng, làm cho trái tim của cô bé lung lay.

Rất nhiều năm sau, tôi mới biết viên kẹo đường ấy cũng chỉ là loại rẻ tiền trong siêu thị, nhưng nó lại có thể đổi lấy được cả tấm chân tình của cậu trai vào chiều hôm ấy. Nhưng, Uyển Ngư lại quên đi mất.

Suốt mấy tháng ở quê, đến khi làn gió oi bức của mùa hè lại đến, hôm nào Uyển Ngư cũng đến tìm Khiết Thành, chưa từng bỏ lỡ ngày nào.

Ông bà tuổi cao sức yếu, nên hầu hết sinh hoạt hằng ngày của em đều phải tự làm một mình. Nhưng đối với một đứa bé 5 tuổi mà nói, có vẻ là điều không tưởng, nên tiểu Uyển cứ phạm lỗi miết, nào là vỡ cốc vỡ chén cũng là chuyện thường ngày. Những lần như thế, em đều chạy tới bên Khiết Thành, khóc nức nở, mặt mũi thì tèm nhèm. Thành Thành rất kiên nhẫn mà xoa đầu em, nhẹ vỗ về.

Lúc ấy, câu tiểu Uyển nghe nhiều nhất chính là:

-          Anh ở đây rồi, không sau đâu tiểu Uyển à.

Những điều đơn giản như thế, càng làm Uyển Ngư muốn ỷ lại vào anh hơn. Nhưng tiểu Uyển đã thấy rồi. Em thấy những vết bầm tím chằng chịt trên người anh, những vết xước như cứa vào tim em.

Cứ thế em khóc òa lên, còn người bị thương là Khiết Thành phải ở bên nhẹ giọng an ủi em, để làm đứa trẻ nhỏ này ngừng khóc. Mấy hôm như vậy, nỗi xót xa về anh cứ dâng lên, thân hình nhỏ bé ôm chặt lấy anh, em cầu mong sao cho anh có thể san sẻ niềm đau đớn này, để em gánh chịu cùng anh.

Nhưng em nào biết, Khiết Thành sẽ không bao giờ nỡ để bạn nhỏ của mình chịu đau cả.

Và cứ như thế, từng ngày trôi qua thật êm đềm, hai cô cậu nhóc cứ ở cạnh nhau như một chuyện hiển nhiên, một điều quá đỗi quen thuộc. Tiểu Uyển giờ đã cười nhiều hơn, bên anh, em không cần làm một đứa trẻ hiểu chuyện nữa, cũng không cần mưu cầu tình thương nơi người nữa.

Cơn gió mùa hạ vừa cập bến, thổi tắt đi ngọn lửa hi vọng của Uyển Ngư. Bố mẹ đã đến đón em đi rồi.

Thật lòng mà nói, em rất ghét nơi đó, chỉ có lòng người lạnh lẽo cùng những cái nhìn chán ghét dành cho em mà thôi. Trong cơn mơ màng, em chạy đến viện phúc lợi, chạy thật nhanh tới anh bằng hết sức bình sinh của mình. Nước mắt lưng tròng ôm chầm lấy anh:

-          Con không đi!! Vĩnh viễn không đi!! Con muốn ở lại đây cùng Khiết Thành cơ!!

Bố mẹ hốt hoảng đuổi theo, đây là lần đầu Uyển Ngư chạy nhanh đến vậy, tim đã không còn chịu được nữa bắt đầu co thắt dữ dội khiến em ngã quỵ xuống, thở dốc vì áp lực đè lên nội tạng, thế là em ngất lịm đi, điều cuối cùng em thấy là khuôn mặt lo lắng tột độ của Khiết Thành, em đã không hề biết rằng đó cũng là lần từ biệt sẽ chia cắt cả hai nhiều năm.

Rất rất lâu sau đó, khi Uyển Ngư tỉnh lại, nhưng lại quên mất người con trai mùa xuân nơi ấy, tâm hồn em như bị khoét lấy một mảng lớn, tạo thành vết nứt vô vọng.

Mở mắt ra lần nữa, cái lạnh giá của khung giường cùng mùi sát khuẩn nồng nặc chiếm lấy khứu giác, khiến tôi nhận ra đây là đâu, một nơi vừa thân thuộc nhưng cũng thật lạ lẫm. Mẹ tôi đang dựa vào tường mà thiếp đi, chắc hẳn bà đã rất lo lắng, giọt nước mắt đã khô vẫn còn hằn lại trên má bà một cách đầy tự nhiên.

Uyển Ngư đã quay lại đây rồi, lại là cảm giác thật trống rỗng làm sao.

Qua năm tháng, bệnh tình em khi đó ngày càng trở nặng, tần suất ra vào viện càng lúc càng nhiều. Có lần em phải nhập viện tận 2 tháng trời ròng rã, cơ thể yếu ớt cứ thế mà hành hạ lấy tôi.

Từ bên trong, em chỉ có thể ngắm nhìn những đứa trẻ khác nô đùa ở dưới sân qua ô cửa sổ, bụng em chợt quặn thắt, cắn chặt môi để kiềm chế nỗi ghen tị tuôn trào. Dù thế nào đi nữa, em cũng chỉ là một cô bé sức cùng lực tàn mà thôi.

Năm 10 tuổi, dù cho có không hòa hợp đến mấy, bố mẹ em vẫn cố gìn giữ cái gia đình giả tạo này. Vốn dĩ đã rạn nứt từ lâu, vốn dĩ đã chẳng còn gì lại, em đương nhiên trở thành nỗi phiền toái trong nhà. Toàn thân thì bệnh tật, miệng cũng không biết nói lời ngon ngọt gì, nhưng họ chả chê trách em lần nào, ngược lại còn luôn ân cần động viên em, cố gắng mà dạy dỗ em nên người.

Và cứ thế, cô trưởng thành từng ngày. Năm cô 13 tuổi, trong khi đang ngồi trên xe của bố mẹ sau khi dự đám tang ông bà, đã có một chiếc xe tải lao vút đến bên xe nhà cô, khi ấy hai người bọn họ đều quay lại ôm chặt lấy cô, nước mắt cứ thế ứa ra.

Ý thức cô dần trở nên mơ hồ, khung cảnh xung quanh chỉ còn lại một mớ hỗn độn, âm thanh la hét bên ngoài thật chói tai làm sao, máu cứ chảy xuống tí tách trước mắt, rồi chợt xung quanh chỉ còn lại một màu trắng tinh khiết.

Khi cô tỉnh lại, đã thấy mình nằm trên giường bệnh rồi, đầu thì đau như búa bổ, cô đã chẳng thể nhớ được chuyện gì nữa, kể cả tên mình cũng quên. Suốt khoảng thời gian đó, cô chẳng thể nói chuyện nữa, đôi mắt cũng trở nên vô hồn, cô mơ hồ nhìn ngắm xung quanh, rồi lại rúc người vào trong chiếc chăn bông, khóc nấc lên.

Chẩn đoán: chấn thương đầu gây mất trí nhớ, bị gãy xương tay và chân cần phục hồi chức năng. Suốt 3 tháng nằm viện, cô cũng không thể nào nhớ ra được mặt bố mẹ mình. Chỉ khi một người phụ nữ cùng người đàn ông lạ mặt mặc đồ bệnh nhân vừa khóc vừa chạy đến để ôm cô, thật là một cảm giác thân thuộc đến lạ kỳ, cô biết đấy là người thân của mình.

Những ngày tháng sau đó trong bệnh viện, cô đã nghĩ rằng bản thân chỉ còn lại một mình nhưng… anh đã tới, là một người lạ cô không quen vậy mà anh lại nhìn cô với vẻ mặt hốt hoảng, đôi lông mày nhíu chặt cuối cùng cũng giãn ra khi thấy cô ngồi trên giường bệnh. Anh là ai thế nhỉ? Chẳng thể nào nhớ ra, cô bất giác liền hỏi:

-          Tiểu Uyển có quen anh sao?

Anh khựng lại trong giây lát, nét mặt từ thư thái chuyển sang vẻ âm trầm:

-          Đúng rồi, có vẻ lâu quá nên em quên mất, anh là Khiết Thành họ Hữu, hơn em 2 tuổi.

Dù có vò đầu bứt tai đến đâu, thì điều duy nhất còn sót trong cái đầu nhỏ bé này lại là về đêm tai nạn kinh hoàng ngày hôm đó, khiến người cô run bật lên cùng hơi thở dần đứt quãng. Đột nhiên anh ôm lấy cô, nhẹ nhàng du dương những ca từ ấy vào tai cô:

-          Không sao đâu tiểu Uyển à, anh ở đây rồi.

Nó cứ vang vọng bên tai cô, chấm dứt lấy mớ hỗn độn trong tâm trí. Cô chẳng thể nhớ nổi ra anh, nhưng lại có cảm giác day dứt không muốn buông với người con trai này. Người mà cô tưởng chừng như xa lạ vậy mà lại rất quen thuộc, lý do là gì nhỉ? Vào một ngày nắng đẹp, trời trong, cô được anh đẩy đi dạo ở ngoài vườn trên chiếc xe lăn.

Gió làm tóc cô đung đưa cứ thế cô tận hưởng hơi gió may của đất trời, lá vàng rơi xuống đùi cô, là một chiếc lá phong rất đẹp. Đã là mùa thu rồi. Tâm trạng vui vẻ, Uyển Ngư liền trêu chọc anh vài ba câu:

-          Anh à, em không được phép yêu sớm.

-          Yêu sớm?

-          Em đối với anh không phải là người yêu thì cũng là vụng trộm nếu không sao anh lại quan tâm em đến vậy?

-          Bạn nhỏ à, bớt xem tiểu thuyết ngôn tình lại đi, em lại đang mơ tưởng gì đấy.

Anh vừa bảo vừa gõ nhẹ lên đầu cô, dáng vẻ đầy sự yêu chiều. Rồi anh khẽ cười một tiếng, a…cô nhớ cái cảm giác này, một bóng hình chợt lóe lên trong mắt.

Trong một khắc, cô cứ bất động mà nhìn vào đôi mắt tuyệt đẹp của anh, màu nâu trầm của nó vì ánh nắng mà tỏa sáng rực rỡ lại long lanh đến lạ kỳ, nó không hề giống bất cứ cặp mắt nào mà cô đã từng gặp. Kể cả hàng lông mi khẽ rung của anh cũng thu hút lòng người, hai đôi mắt chạm nhau như chạm tới cả con tim đối phương vậy.

Làm cô muốn khóc.

Mấy tuần nay, người bên cô luôn là Khiết Thành, người phải dỗ cô để cô ngoan ngoãn chịu ăn cơm đàng hoàng là anh, người đúc cho cô từng viên thuốc một cũng là anh sau đó lại dỗ dành cô bằng viên kẹo đường ngọt ngào, người luôn động viên an ủi cô vượt qua cơn trầm cảm sau chấn thương tai nạn cũng là anh, luôn là Khiết Thành, không một ai khác cả.

Hằng đêm anh đều túc trực bên giường cô, có những lúc cô cứ rên ư ư, cơ thể lại cứng đờ, mồ hôi tuông ra làm ướt cả một mảng giường lớn, vì cơn ác mộng bủa vây lấy thân thể nhỏ bé này… và anh luôn ở đây, nhẹ giọng trấn an cô, cứ như ngày xưa vậy… trong cơn mơ màng cô khẽ cất giọng:

-          Anh ơi, đừng đi mà, tiểu Uyển xin anh đấy…

-          Ừm, anh không đi đâu hết, mãi mãi ở bên cạnh tiểu Uyển của chúng ta được không?

-          Anh hứa đấy nhé Khiết Thành, thất hứa sẽ bị ngàn mũi kim đâm vô người rất rất đau.

-          Được, anh hiểu rồi, tiểu Uyển ngủ ngoan nhé.

Giọng anh thật dịu dàng, cũng thật ấm áp, làm cô chìm lại vào giấc mộng đẹp. Ở nơi hoàng hôn buông xuống, tại chiếc xích đu đã sờn màu, vẫn còn vỏ kẹo dịu ngọt cùng hình dáng cậu bé dõi theo từng bước chân của một cô bé nọ, cô bé ấy ngọt ngào tựa như viên kẹo đường vậy.

Ngày hôm sau khi cô tỉnh dậy, đã thấy anh gục lên trên giường mà thiếp đi. Ngốc quá, sao lại không nằm ngủ tử tế vậy. Nhìn anh như vậy, cô có chút xao động, không biết anh có đang nghe không nhỉ?

-          Khiết Thành à… anh có biết vì sao em không thích chữ Ngư trong tên mình không? Vì Ngư là cá, cá thì không thể sống thiếu nước được, nó không thể tự do khám phá vùng đất mới mà nó không biết, mãi mãi ở lại vùng biển u uất này. Như em vậy, nhu nhược và yếu đuối.

Uyển Ngư nói với một nụ cười nhẹ khi nhìn anh. Bên ngoài bình minh cũng dần ló dạng rồi, khi ánh mặt trời xuyên qua ô cửa sổ, cô đã có thể nhìn rõ khuôn mặt tuấn tú của Khiết Thành, cảm giác rung động của con tim thiếu nữ thật nhẹ nhàng làm sao. Đợi em lớn, em sẽ thổ lộ tình cảm với anh. Từ giờ tới lúc ấy, đừng yêu ai cũng đừng trao tình cảm cho ai Khiết Thành nhé.

Lại là một buổi sáng với ánh ban mai dịu nhẹ làm Uyển Ngư choàng tỉnh, nhưng anh không ở đây nữa. Bên cạnh cô chỉ còn lại một tờ giấy trắng cùng nét chữ u nhã của anh:

-          Xin lỗi em, tiểu Uyển.

Được rồi, em có thể hiểu cho anh mà. Vì em không muốn là một cô nhóc ngỗ nghịch trong mắt anh đâu. Nhưng em đúng là ngốc nghếch, em đã có thể nhìn thấy ánh sáng đời mình rồi, cũng biết hoa cỏ bên ngoài có màu gì, biết bầu trời khi anh đi sao lại trong veo đến thế.

Hôm nay em không muốn ngoan ngoãn nữa, và em cứ khóc nấc lên, khóc đến đau lòng. Em biết em mít ướt lắm, vậy thì anh có thể ở lại đây ôm em thêm lần nữa được không?

Đồ tồi, em thực sự rất ghét anh, nhưng em không thể dối lòng mình được nữa.

Ngày tháng cứ trôi đi, nhưng tình cảm thời niên thiếu mà Uyển Ngư dành cho Khiết Thành chưa bao giờ phai, cô vẫn chờ đợi anh trong niềm háo hức, vì cô tin anh sẽ quay trở lại. Thế nhưng sự thật lại vả vào mặt Uyển Ngư một cái thật đau.

Lúc ở trường, cô hứng chịu vô vàn lời chỉ trích, vô vàn lần bị bắt nạt, những lời bịa đặt xấu xa vô căn cứ, nó nói rằng cô là con hoang nên không được yêu thương, nó nói rằng cô đã làm quá nhiều việc ác nên mới bị trời trừng phạt bằng bệnh tim.

Cô đã cố vùng vẫy, nhưng cuối cùng lại cam chịu, nuốt lại những giọt nước mắt cay đắng.

Khi cô về nhà, tiếng cãi vả và những mảnh vỡ vì bị đập xuống của bố mẹ càng làm Uyển Ngư tổn thương. Họ đã không còn kiêng nể gì như lúc trước sợ cô buồn nữa mà bây giờ cứ bộc phát vô độ chẳng đoái hoài tới cảm xúc của cô nữa, mà thôi thì cô cũng mệt rồi.

Rất muốn được nghỉ ngơi. Những lúc như vậy, cô đều nhớ tới chàng thiếu niên ngày ấy, để xua tan đi nỗi bất lực của bản thân.

Cô hận bố mẹ, nhưng lại hận bản thân hơn nhiều. Cô hận bọn họ, những người đã làm cô thấy nhục nhã ở trường, nhưng cô lại còn chán ghét bản thân mình hơn. Hận mình vì quá nhu nhược, ghét mình vì quá hèn nhát, cô còn có thể làm được gì hơn? Vốn dĩ cũng chỉ là cô nhóc sức cùng lực kiệt mà thôi.

Ác mộng cứ chồng lấy ác mộng khác.

Năm cô 15 tuổi, khi đang thi tuyển vào cao trung, hay tin bố mẹ đã gặp tai nạn xe. Họ cho dù là người đả thương trái tim cô nhiều nhất, suy cho cùng cũng là người thân cuối cùng của cô mà thôi.

Nhưng cô chậm một bước rồi, họ đã không qua khỏi, vĩnh viễn nằm lại nơi ấy. Chính cô, một con nhóc chưa thành niên đã đứng ra tổ chức đám tang cho họ, chôn cất họ. Uyển Ngư không khóc lóc sướt mướt, từ đầu đến cuối là một vẻ mặt bình thản lạ thường. Đến mức mọi người tới đưa tang cũng phải hoài nghi cô có phải con ruột không.

Ông trời bất công và dày vò cô nhiều thế nào, cô luôn rõ.

Chỉ có điều, vì cú sốc tinh thần quá lớn sau cái chết của bố mẹ, Uyển Ngư đã bị mất trí nhớ tạm thời. Có những chuyện cô vẫn còn nhớ, có những chuyện đã đi vào dĩ vãng.

Anh cũng vậy, Uyển Ngư đã không còn nhớ Khiết Thành là ai nữa, không còn nhớ người đã khắc sâu vào tim cô một giấc mộng đẹp nữa… chợt cảm giác của ngàn áng mây lại hòa vào cơn gió mà bay đi…

Năm 16 tuổi, cô chuyển đến nhà cô chú, cô đã tưởng sau này sẽ là một tương lai khác. Nhưng mà, đau đớn nối tiếp đau thương. Chẳng có gì thay đổi cả, cô vẫn phải cắn chặt răng chịu đựng những uất ức trong cuộc đời của mình.

Chú cô là một kẻ bạo lực, đánh từ vợ tới con giờ đã có thêm một người chịu trận cùng họ.

Cô của Uyển Ngư là một ả đàn bà hám lợi, chỉ biết cái lợi trước mắt chứ chẳng quan tâm đâu ra tình người cả, cô bị ả ta bắt làm hết này tới cái kia.

Mọi việc trong nhà từ quét nhà lau nhà rửa bát nấu cơm giặt giũ bằng tay đều là do cô lo. Nhưng tiểu Uyển ngây thơ cứ tưởng mình đang trả ơn họ - những con thú đã bạo hành cô. Cô bé vốn dĩ sống trong nhung lụa, nay còn đâu? Còn lại vết chai lì bẩn thỉu trên tay cô mà thôi.

Đến năm 20 tuổi cô gặp lại anh, anh đã cứu cô khỏi suy nghĩ tự vẫn. Và cô đã trót lòng yêu anh thêm lần nữa. Đến khi cô quay lại nơi bệnh viện năm 13 tuổi cô gặp anh vào những ngày cuối đời, cô đã nhớ ra anh rồi, nhớ ra hình bóng chàng thiếu niên khôi ngô và cậu bé đáng yêu hôm ấy.

Nhưng đã quá muộn rồi.

Cô bị chẩn đoán mắc ung thư, dù có dùng thuốc để ngăn tế bào lan ra quá nhanh, dù có trải qua bao cuộc phẫu thuật để kéo dài sự sống đi chăng nữa, thì ngày định mệnh cuối cùng cũng đến.

Ngày cuối cùng của mùa đông, vào lúc mọi người đang háo hức đón mừng giao thừa, cô đã nhắm mắt mãi mãi, chìm vào một giấc ngủ êm đềm nhất của cả đời người.

Mùa Thu có những chiếc lá vàng óng trải dài trên con đường em đi, rung động trên từng bước chân của em. Mùa Hạ có ánh nắng chói chang vượt qua kẽ lá đến bên đôi vai gầy của em. Mùa Đông có cái lạnh giá của từng cơn gió thổi qua, để lại bông tuyết điểm tô cho mái tóc dài của em. Mà em lại chọn mùa hoa đào để rời đi.

Ngày 31 tháng 12, lúc 23 giờ 43 phút, Giang Uyển Ngư bị xuất huyết não không cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong.

Thứ Khiết Thành đốt cho em không phải là cây pháo hoa rực rỡ dưới bầu trời đêm ngày Tết Dương lịch, mà là cây nhan dần lạnh mà tàn trên phần mộ em. Quá khứ của em cũng được người chôn cất cùng thân thể lạnh buốt ấy.

Vì sao gọi là quá khứ của Uyển Ngư? Bởi em sẽ không còn có tương lai nữa. Vĩnh viễn em sẽ ở lại vùng ký ức này. Chuyện tình ta, em để lại hoa cho anh, lệ vốn thuộc về người đã khuất.

Xuân đến, hoa cỏ vỡ vụng đung đưa thoáng qua trong hơi thở của em.

Hạ qua, nắng chiếu vào tên người trên bia đá, nhẹ sưởi ấm con tim buốt giá của em.

Thu về, cơn gió thổi qua khẽ thầm thì đôi lời tình ái với em, để lại cho em một giấc mộng tuyệt đẹp.

Đông sang, màu tuyết phủ trắng mảng trời, chỉ còn nỗi ngập ngừng trên đôi gò má hồng hào của em, cho anh sự rung động trong ký ức chưa bao giờ phai, bên người.

Xuân Hạ Thu Đông cứ lặng lẽ đi qua em như thế, thật vô tình làm sao.

Sau này, Khiết Thành không chỉ lớn hơn Uyển Ngư 2 tuổi nữa, mà theo năm tháng cô vẫn trẻ mãi, anh lại dần già đi. Trên đoạn đường anh bước, rồi tới lúc gần đất xa trời, khi anh trở thành một ông già khụ khẫm.

Cũng sẽ không còn người đợi anh về nhà nữa, đợi anh cùng ăn tối, nhắc anh ngủ sớm nữa.

Không còn ai đợi anh dưới gốc anh đào nữa, cũng không còn tiếng nói cười vui vẻ rộn ràng khắp nhà nữa.

Từng cột mốc của cuộc đời anh, không còn người chia ngọt sẻ bùi với anh nữa.

Thế nên, âm dương cách biệt là thứ khiến con người ta đau đến chết lặng trong đống tro bụi dần tàn, sống cũng như hoài vĩnh viễn không thể gặp lại, mang theo sự vấn vương mà chết tâm.

“Kiếp này em đi trước, anh nhớ…đừng ngóng, đừng mong cũng đừng tìm nữa.”

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (2)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên