Ánh sáng đời tôi

[1/4]: Chương 1

1.


Đây là lần thứ ba tôi được đưa vào phòng cấp cứu.


Tôi có thể cảm nhận rõ từng chiếc ống cắm trên cơ thể, cũng cảm nhận được cơn đau đang âm ỉ giày vò.


Cô ngồi bên cạnh tôi, ngây người nắm lấy tay tôi không buông. Trong phòng bệnh chỉ còn tiếng máy móc vang vọng, trống trải và lạnh lẽo.


Một giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống mu bàn tay tôi.


Dường như phải gom hết dũng khí, Triệu Lan Nguyệt mới có thể thì thầm vào tai tôi một câu khẽ khàng. Tôi không mở mắt ra nổi, chỉ có thể lắng nghe giọng nói ấy.


Một cảm giác ngơ ngác và muộn màng cuộn trào dâng lên trong lòng.


Tại sao… đến giờ phút này mới nói?


Giờ thì tôi chẳng còn sức mà đáp lại nữa rồi.


Tôi muốn đưa tay chạm vào mặt của cô, nhưng đến cuối cùng mới nhận ra… Ngay cả một động tác đơn giản như thế, đối với tôi giờ đây cũng là điều xa vời.


Tôi sắp chec rồi.


Hôm qua, bác sĩ đã khuyên cô hãy rút máy thở để tôi được ra đi trong yên bình. Trước khi cơn đau trở nên quá sức chịu đựng.


Giữa những âm thanh hỗn loạn khi ấy, tôi chỉ nghe thấy tiếng cô nghẹn ngào cầu xin: “Hãy cứu lấy con bé thêm một lần nữa! Con gái tôi… năm nay mới hai mươi ba tuổi… nó là anh hùng mà…”


Bác sĩ hình như cũng không nỡ, giọng nói khàn đặc đi. Phải mất một lúc lâu sau ông mới đè nén được cảm xúc của mình và nói với Triệu Lan Nguyệt rằng: ‘Kiếp sau tôi sẽ là một người tốt, sống hạnh phúc trọn vẹn đến một trăm tuổi’.


Nằm trên giường bệnh, tôi chợt thấy buồn cười.


Làm người tốt mà cái giá lại đắt như thế sao? Cả kiếp này chỉ sống được đến hai mươi ba tuổi thôi à?


Khi nghe đến câu đó có lẽ cô đã bật khóc. Cô ôm chặt lấy tôi, miệng lắp bắp chẳng nên lời: “Không được! Nếu ngay cả tôi cũng bỏ rơi nó, thì trên đời này thật sự chẳng còn ai cứu được con bé nữa rồi…”


Trong phòng bệnh, không khí im lặng đến rợn người.


Ai đó trong phòng sụt sùi, khẽ nói với các y tá vẫn chưa hiểu chuyện: “Tin tức đăng rồi, cô ấy chỉ còn một người thân duy nhất là mẹ kế thôi.”


Bác sĩ thở dài, giọng mang theo nỗi xót xa.


Bố mẹ ly hôn và chẳng ai muốn nuôi tôi, quyền giám hộ là do toà ép giao cho bố. Nhưng bố cũng mất rồi, tôi lại bị đẩy sang cho Triệu Lan Nguyệt.


Tôi tựa như hạt cỏ dại, rơi ở đâu thì cuộn tròn lại ở đó mà ráng sống cho qua ngày. Nghe mọi người trò chuyện, tôi mới nhận thấy… thì ra mình đã từng thảm đến thế.


May mà lúc sắp chec vẫn có người cần và yêu thương tôi, chỉ cần có cô ở đây thì tôi không còn là đứa trẻ hoang bị cả thế giới chối bỏ nữa.


Tiếng máy móc bên tai vẫn đều đều vang lên, nghe mãi cũng khiến tôi buồn ngủ. Căn phòng này thật lạnh, chỉ có lòng bàn tay của cô là còn chút hơi ấm.


Triệu Lan Nguyệt… cô có đoán được tôi đang nghĩ gì không?


Giá mà cô biết được… Nếu cô biết, nhất định sẽ vui lắm.


Bởi vì tôi đang gọi: “Mẹ.”


2.


Trước khi tai họa ập đến, con người ta thường có linh cảm.


Sáng hôm đó, tôi vẫn như thường lệ chuẩn bị ra khỏi nhà đi làm. Đầu tiên là tô mì nấu mãi không chín, sau đó là xe tự dưnchec máy và phải đề đi đề lại mấy lần mới nổ.


Tôi đỗ xe xong thì vừa đi vừa tự chửi trong lòng… Hôm nay đúng là xui xẻo thật rồi.


Chưa kịp bước hết vạch sang đường, một người đàn ông lấm lem bụi bẩn bất ngờ lao vụt qua sượt ngay bên cạnh tôi. Phía bên kia đường là một nhóm các học sinh tiểu học đang cùng nhau chuẩn bị băng qua.


Một luồng lạnh buốt như tia sét chạy dọc sống lưng khiến tôi quay phắt lại… Trong khoảnh khắc liếc mắt, ánh thép lạnh sáng lóa nơi con d.a.o hắn đang cầm trên tay phản chiếu lên mặt tôi.


Hôm ấy thật ra không lạnh.


Nhưng khi tôi nằm sõng soài trên mặt đất, nhìn dòng người từ khắp nơi đổ về càng khiến tôi cảm thấy lạnh buốt đến tận tim.


Họ lao tới ngăn kẻ tấn công và chắn ngang dòng xe đang lao đến. Một cô gái trẻ dùng hai bàn tay đầy m.á.u và run rẩy, hốt hoảng bịt chặt vết thương trên người tôi.


“Đừng sợ, cô sẽ không sao đâu! Tôi học y mà, đừng ngủ… Nhớ đừng ngủ nhé!” Cô gái ấy liên tục nói bên tai tôi.


Không biết cô ấy đang muốn trấn an tôi hay là đang tự an ủi mình.


Thế nhưng cô ấy chỉ có hai tay, không thể nào cầm m.á.u cho toàn thân tôi đang rướm đỏ lúc này. M.á.u từ cổ họng tôi cứ thế phun ra, nghẹn ứ từng cơn.


Nhìn thấy tình cảnh đó, cô ấy đã khóc nấc lên và nước mắt rơi không ngừng.


Thật kỳ lạ… Một người hoàn toàn xa lạ, tại sao lại vì tôi sắp chec mà buồn đến thế?


Cô ấy trông cũng tầm tuổi tôi. 


Có thể đây là lần đầu cô ấy thấy nhiều m.á.u như vậy, đêm nay chắc sẽ gặp ác mộng mất. Trong khoảnh khắc cuối cùng khi ánh nhìn mờ đi, tôi khẽ giơ tay che mắt cô ấy lại.


Lần tiếp theo có ý thức, tôi đã nằm trong bệnh viện.


Tối hôm đó, Triệu Lan Nguyệt về nhà lấy ít đồ. Tôi nghe được tiếng cô bước vào và mở ra cái gì đó.


“Đây là tấm ảnh lúc con mới đến, hôm đó cô lỡ tay chạm vào máy nên chụp lại… Lúc đó mới năm tuổi thôi.” Giọng cô khản đặc vì khóc.


Tuy không nhìn thấy, nhưng tôi nghe rõ tiếng lật từng trang album… Thì ra hôm đó cô còn chụp hình, sao tôi lại chẳng hề hay biết gì cả.


Cô nắm lấy tay tôi, giọng hiếm hoi có chút dịu dàng:


“Nhóc con bé tí hin mà dám cãi nhau với cô, nửa đêm khóc toáng lên như bị đánh lại còn gào như hú ấy.”


“Lúc đó cô còn nghĩ, trời ơi con nhỏ này đúng là chuyên gây rối…”


Ở góc phòng, nơi cô không để ý tới. Đường kẻ trên máy theo dõi nhịp tim bỗng nhảy vọt lên một nhịp.


Cô ngồi bên cạnh giường, lặng lẽ nói chuyện với tôi suốt cả đêm.


Lần đầu tiên tôi biết, thì ra Triệu Lan Nguyệt đã chụp cho tôi nhiều ảnh đến vậy. Chỉ tiếc là, tôi chưa từng được nhìn thấy qua tấm nào.


Tôi mong… mình trong ảnh đừng quá xấu.


Không thì đến lúc chec rồi, tìm một bức làm di ảnh chắc sẽ mệt lắm đây.


3.


Ký ức của trẻ con thật ra rất rõ ràng.


Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày bị đưa tới dưới lầu, tuyết rơi dày đặc và trắng xóa cả con đường. Họ hàng bên nội cho rằng tôi là đứa nhỏ xui xẻo, họ lái xe chở tôi đến nơi rồi vứt xuống mà không thèm ngoảnh lại lấy một cái.


Trên người tôi chỉ có đúng một chiếc áo len cũ và đeo theo cái ba lô nhỏ, đôi môi tím tái vì lạnh.


Tòa nhà trước mặt là khu chung cư cũ kỹ, nhìn qua đã biết đã có tuổi đời khá lâu. Tôi nhớ mang máng họ hàng nói, người cần tìm ở căn nhà bên trái trên tầng bốn.


Leo từng bậc thang giữa làn gió lùa từ trên xuống dưới, rét thấu tận xương tủy. Tôi chẳng biết tả sao cho đúng, chỉ cảm thấy mình chẳng khác gì một que kem đang tan dần.


Cộc cộc cộc!


Tiếng đập cửa vang lên dồn dập. Chưa đầy vài giây sau, trong nhà vang lên tiếng dép kéo lê “lộp cộp” tiến ra.


Một người phụ nữ khoác đại chiếc áo bông mở cửa, vẻ mặt của người đó lộ rõ sự mất kiên nhẫn. Tóc uốn nhuộm nâu rối bù, chân đi đôi giày cao gót cũ kỹ lệch lạc như thể vội vàng xỏ vào cho có.


Không còn lớp trang điểm dày cộm như thường ngày, mặt mũi cô ấy trông thanh tú hơn nhưng tôi lại chẳng nhận ra.


Bởi vì mỗi lần gặp mẹ kế. Cô ấy đều ăn diện lộng lẫy và nép sát bên người bố tôi, miệng cười mà mắt chẳng có chút ấm áp.


“Mày…!” Tiếng hét của cô nghẹn lại trong cổ.


Không cần nghĩ ngợi, cô lập tức đóng sập cửa lại và gào lên đầy giận dữ: “Đồ sao chổi, mau cút cho khuất mắt tao! Bố mày đã chec rồi, mày còn đến dây dưa gì nữa hả?!”


Cánh cửa va thẳng vào mũi tôi, nước mắt lập tức trào ra. Có lẽ cũng không quá đau nhưng tôi vẫn bật khóc, mà đã khóc thì không thể dừng được nữa.


Người ta nói bố tôi tiêu xài hoang phí, bị một người phụ nữ khác lừa sạch tiền nên uất quá mà nhảy sông tự vẫn. 


Nhưng khi tôi đến tìm mẹ ruột và bị bà cầm gậy đuổi khỏi cửa. Bà đã nói bố tôi là vì trêu ghẹo người ta, bị chồng người ta đánh cho chạy bán sống bán chec rồi rơi xuống sông.


Mẹ không cần tôi, bà cũng nhốt tôi ngoài cửa như lúc này.


Tôi ngồi bệt xuống dưới đất và khóc rống lên. Hàng xóm xung quanh bị tiếng khóc làm phiền đến phát bực, thi nhau đến đập cửa:


“Lan Nguyệt, con bé nào mà khóc ghê thế? Sao lại ngồi trước nhà cô thế này?”


“Đinh tai nhức óc quá, mau kéo con của cô về nhà đi!”


Người ta suýt chút nữa đã báo cảnh sát, cuối cùng Triệu Lan Nguyệt không còn cách nào khác đành miễn cưỡng kéo tôi vào nhà.


Cô giận dữ bấm điện thoại, gọi hết người này đến người khác trong danh bạ. Cuối cùng vòng vo mãi mới gọi được cho mẹ tôi:


“Con gái chị đang ở chỗ tôi, mau tới mà đón đi! Đem con cho tôi là ý gì hả?!” 


“Tôi đâu phải…”


Câu sau còn chưa kịp nói hết thì miệng cô bỗng khựng lại, có lẽ mẹ tôi đã nói gì đó rất tệ.


Tôi thu mình nép sát vào cánh cửa, cố gắng cuộn người lại thật nhỏ mong chặn bớt cái lạnh rít vào qua khe tường. Lặng lẽ nhìn cô, trong lòng đã mơ hồ đoán được kết cục phía sau.


Nhưng tôi không dám nói gì.


Triệu Lan Nguyệt vốn đã rất ghét tôi rồi. Nếu tôi bảo mình chỉ vì bị mắng mà học theo bố đánh người, cô nhất định sẽ nổi giận rồi đá tôi ra khỏi nhà.


Ngày người họ hàng đưa tôi tới đây đã dặn kỹ: ‘Triệu Lan Nguyệt là người nóng tính, cực kỳ không ưa tôi’.


Nếu cô phát hiện tôi không phải một đứa trẻ ngoan ngoãn, cô sẽ không do dự mà vứt bỏ tôi ngay lập tức.


Lúc đó cô hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra nhưng tôi không nói được gì, thế mà cuối cùng cô lại chẳng nổi giận. Chỉ thô bạo vuốt lại mái tóc rối bù của tôi, rồi lôi tôi vào phòng tắm mà tẩy rửa sạch sẽ.


Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên