…
Những tiếng xì xào mỗi lúc một nhiều, câu nào cũng xoáy thẳng vào tôi mà chỉ trích không hề nể nang.
Trái tim tôi lúc này bỗng chốc trở nên lạnh buốt.
3.
Những người đang đứng trong căn nhà này, đều là bà con thân quen từ đời ông đời cha. Tôi từng nghĩ, mấy đời giao tình như thế thì ân nghĩa cũng chẳng phải là ít.
Nhưng hóa ra đến cuối cùng, tình nghĩa cũng chẳng địch nổi chữ ‘lợi’.
Tôi từng ngây thơ cho rằng họ ít ra cũng còn chút lương tâm, sẽ không đến mức vì vài câu khích bác của Bạch Thi. Mà vì ba xu chênh lệch này quay ra tính toán với tôi.
Đúng là tôi có lấy ba xu ấy. Nhưng thử hỏi, dưa là ai bán hộ cho họ?
Chính tôi giúp họ đẩy được dưa ra thị trường, thì họ mới có thể cầm về từng hào, từng đồng hay thậm chí là vài tệ cho mỗi cân. Ba xu đó, nhiều lắm sao?
Nếu không có tôi, dưa có bán được không? Không bán được thì dù có trồng đầy ruộng, thì họ cũng chỉ có thể nhìn dưa héo úa rồi thối rữa ngoài đồng đến một xu cũng không cầm được.
Vậy mà giờ đây họ lại cho rằng tôi ăn chặn, rằng tôi chiếm lợi của họ. Còn nói tôi là kẻ vô lương tâm, là người phụ lòng bà con làng xóm.
Họ lấy gì mà nói như thế?
Họ quên rồi sao, khi dưa bán không được thì mặt mày họ u ám thế nào?
Rồi sau đó thì sao, khi cầm được tiền trong tay nụ cười họ rạng rỡ ra sao hả?
Ai là người đã giúp họ thoát khỏi cảnh khốn khó? Ai là người biến những trái dưa tưởng chừng chỉ có thể vứt đi thành từng đồng tiền chân chính?
Là tôi… Lý Phong Thu.
Một đấu gạo là ơn, một thăng gạo lại thành thù. Hôm nay tôi đã thấm thía câu nói này.
“Được rồi, tôi hiểu ý mọi người rồi. Ai cũng cho rằng tôi không nên lấy ba xu đó, đúng không?” Đợi bà con nói xong, tôi mới lên tiếng hỏi.
Mọi người đều không chút do dự gật đầu.
Tôi liếc nhìn Bạch Thi, cô ta đang đứng bên cạnh cười nhạt. Một nụ cười mãn nguyện đầy đắc ý.
Rõ ràng, cô ta rất hài lòng với phản ứng của dân làng. Tôi lạnh mặt nói thẳng:
“Vậy thì tôi xin nói rõ: Số tiền đó, tôi lấy là hoàn toàn xứng đáng.”
“Tại vì sao à? Vì dưa của mọi người là do tôi bán được, mọi người có biết tôi đã bán như thế nào không?”
“Tôi phải đi mời khách, tôi hết uống rượu rồi lại tặng quà. Tôi phải cúi người khúm núm, năn nỉ hết người này đến người khác và van vỉ họ mua dưa của thôn Vương Ốc chúng ta.”
“Thử hỏi, mời khách có tốn tiền không? Uống rượu có tốn tiền không? Tặng quà có tốn tiền không?”
“Năm đầu tiên tôi đứng ra bán dưa cho làng, mọi người có biết tôi đã phải tự bỏ ra bao nhiêu tiền không? Mười ba nghìn tệ! Ngoài bố mẹ tôi ra thì có ai đưa tôi nổi một xu không?”
“Những năm qua, dưa trong làng đều do một mình tôi đứng ra lo liệu. Dưa ngoài thị trường thì nhiều vô kể, người ta việc gì phải mua dưa của thôn Vương Ốc?”
“Không phải vì tôi nói, tôi năn nỉ, tôi bỏ công bỏ sức mời mọc người ta thì là vì cái gì?”
“Nhà tôi tự trồng dưa cũng chẳng thiếu đầu ra, vậy mà tôi vẫn vắt chân lên cổ giúp mọi người bán từng trái một… Vậy tôi vì cái gì? Vì mấy câu cảm ơn lấy lệ của mấy người à?”
“Tôi chỉ hỏi thật lòng một câu là nếu không có tôi… Lý Phong Thu này, thì dưa của mọi người liệu có bán được không? Ba xu đó, tôi không đáng nhận sao?”
Tôi nhìn thẳng vào từng gương mặt quen thuộc trước mặt, mà lớn tiếng chất vấn.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ năm đầu tiên bán dưa cho làng, tôi đã phải chạy ngược chạy xuôi suốt hơn một tháng trời mới tạm gọi là giúp bà con bán được số dưa ấy.
Sau đó ngồi xuống tính lại, chính tôi cũng phải giật mình. Lúc đó bà con ai nấy đều có tiền về tay vì tôi đã hỗ trợ trả bằng tiền mặt, còn tôi thì chẳng những không kiếm được một đồng lãi. Mà còn móc hơn mười nghìn tệ tiền tiết kiệm ra bù vào.
Làm ăn là chuyện hai bên cùng thuận, đâu phải tôi muốn bán là người ta sẽ mua?
Muốn bán được dưa, đâu chỉ cần mở miệng nói vài câu là xong.
Tôi phải xin nghỉ phép dài hạn ở cơ quan, một thân một mình chạy khắp các tỉnh trong tỉnh ngoài để tìm từng mối và gặp từng người. Nói chuyện với các nhà phân phối và thu mua, chẳng lẽ chỉ đứng nói chuyện suông mà không uống chén rượu cũng không mời bữa cơm?
Người ta biết tôi đang cần gấp đầu ra, chẳng ai để tôi yên. Ép giá là chuyện thường, chưa kể còn tìm đủ cách để vòi vĩnh.
Người nào còn biết giữ ý thì chỉ ăn vài bữa rồi nhận vài chai rượu, vài bao thuốc.
Người nào mặt dày hơn thì úp mở, thậm chí nói thẳng ra là muốn tôi chi tiền ‘bôi trơn’.
Mà tôi có thể không đưa à?
Không đưa thì người ta chẳng thèm nhận dưa của làng mình.
Tất cả những khoản đó đều là tôi bỏ ra. Vé xe, khách sạn cùng ăn ở và chi phí đi các tỉnh để tìm đầu ra, thứ nào không phải tiền?
Dưa trong làng bán hết rồi, bà con cũng nhận được tiền cả rồi. Chỉ là cái giá phải trả, thì tôi là người gánh hết.
Khi đó tôi đã thầm hối hận.
Tự nhủ với bản thân là lần này thôi nhé, từ giờ sẽ không bán hộ nữa. Việc thì cực và tiền thì tốn, chẳng được gì mà còn mất sức cùng mất thời gian, mất cả lòng người thì lại càng thiệt.
Vậy mà không ngờ, năm sau vừa sang xuân. Làng lại bắt đầu chuẩn bị trồng dưa và gánh nặng bán dưa... lại được ‘giao’ cho tôi.
4.
Năm này qua năm khác tôi cắm đầu cắm cổ, dốc sức dốc lòng giúp bà con bán dưa. Vừa cực vừa khổ vừa có công, lại vừa có cả tấm lòng.
Cho dù là bắt lừa kéo cối xay, người ta cũng còn phải cho nó ăn cọng cỏ. Tôi lấy ba xu tiền chênh thì đã làm sao?
Thấy tôi không chịu nhận sai, Bạch Thi lại bước ra lần nữa giành lấy cái gọi là ‘đỉnh cao đạo đức’:
“Không được lấy!”
“Anh là người của thôn Vương Ốc thì phải vì tập thể mà nghĩ, không thể tính toán thiệt hơn cá nhân.”
“Giúp bà con giải quyết đầu ra cùng bán dưa, đó là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của anh. Không được phép đòi hỏi gì cả.”
“Đã chiếm lợi rồi còn lên mặt làm màu, anh không thấy xấu hổ sao?”
“Tôi hỏi anh, cái xe anh lái từ đâu mà có? Căn nhà anh ở từ đâu mà xây? Dựa vào đồng lương chec đói của anh thì có mà nằm mơ… Đây chẳng phải là hút m.á.u bà con, ăn thịt bà con mà có được à?”
Nếu không phải vì cô ta là phụ nữ, tôi thật sự suýt nữa không nhịn nổi mà động tay rồi. Nói trắng ra thì đây là đổi trắng thay đen, tôi đây đâu phải thánh sống mà bắt tôi phải cống hiến vô điều kiện?
Trưởng thôn Bạch cũng lên tiếng phụ họa con gái, giọng nói giờ đây đã chẳng còn chút khách khí:
“Đúng đấy Phong Thu à, số tiền đó cậu không nên lấy. Nếu dưa không bán được thì coi như bà con xui xẻo, mà chấp nhận số phận.”
“Nhưng khi đã bán được rồi thì phải rõ ràng sòng phẳng, cậu không thể nhân cơ hội đó mà ăn phần riêng được!”
“Lấy tiền mồ hôi nước mắt của bà con để sống sung sướng, cậu không thấy cắn rứt lương tâm à?”
Bà con trong nhà thấy vậy cũng bắt đầu hùa theo. Tất cả bọn họ, không ngần ngại mà buông lời chỉ trích tôi.
5.
“Đủ rồi, mọi người im đi!” Bố tôi là người nãy giờ vẫn lặng im không nói một lời, bỗng vỗ mạnh xuống bàn rồi đứng bật dậy.
Căn phòng lập tức chìm vào im lặng.
“Phong Thu lấy tiền của bà con là sai, đúng không? Ba xu một cân, phải không? Được… Tôi sẽ trả lại! Những năm qua ai từng bán dưa qua tay Phong Thu thì mang sổ sách đến đây, đáng bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu. Không thiếu một xu!” Bố đưa tay lau mặt, ngẩng đầu nhìn thẳng vào tất cả mọi người trong căn nhà, từng chữ từng chữ đều dứt khoát mà nói ra.
“Bố, số tiền đó… là con đáng được nhận. Không cần phải trả lại!” Tôi hoảng lên, vội bước tới ngăn ông lại.
“Phong Thu, con đừng cản bố!” Ông gạt tay tôi ra với ánh mắt kiên quyết, giọng nói trầm mà chắc nịch:
“Nhà họ Lý mình không có gì to tát, nhưng sống là phải đàng hoàng và phải ngẩng đầu cho ra làm người!”
“Bà con bảo chúng ta chiếm lợi phải không? Vậy thì chúng ta trả, dù có bán sạch nồi niêu xoong chảo, cạn túi đến đâu thì cũng trả hết! Đừng để người ta phải đứng sau lưng chỉ trỏ bàn tán!”
Ông đẩy tôi sang một bên không cho ngăn lại. Ngay khoảnh khắc ấy, người cha cả đời vẫn luôn còng lưng vì áp lực… Nay lại đứng thẳng lưng hơn bao giờ hết.
Tôi quét mắt nhìn qua từng khuôn mặt quen thuộc trong căn nhà, nghiêm giọng tuyên bố từng chữ:
“Được, trả thì trả! Ngày mai tôi sẽ bán xe và lấy tiền trả lại bà con.”
“Nhưng chúng ta phải nói cho rõ. Từ hôm nay trở đi dưa của thôn Vương Ốc… Tôi… Lý Phong Thu… Không bán nữa. Ai có bản lĩnh thì tự đi mà bán!”
6.
Vẻ bối rối lập tức hiện rõ trên gương mặt bà con trong nhà. Ba xu thì họ không muốn đưa tôi, nhưng dưa thì họ vẫn còn trông chờ tôi bán giúp.
“Để tôi bán!” Bạch Thi thong thả bước ra nói:
“Không có anh, chẳng lẽ mọi người sẽ chec đói cả sao?”
“Bà con cứ yên tâm, hôm nay tôi sẽ đứng và nói rõ ràng ở đây. Anh ta bán được dưa, thì tôi cũng bán được!”
“Từ nay trở đi, dưa hấu của thôn Vương Ốc sẽ do tôi đứng ra lo liệu! Tôi đảm bảo không để bà con thiệt thòi, càng không bao giờ chiếm một xu nào của ai!”
Cô ta hếch mặt nhìn tôi đầy khinh miệt, vỗ ngực cam đoan trước tất cả mọi người.
“Con gái trưởng thôn đúng là có khí phách!”
“Đúng rồi, con gái trưởng thôn mới là người có tâm! Nghe câu đó thôi tôi đã ủng hộ rồi!”
…
Bà con chẳng ai bảo ai, đồng loạt quay ngoắt thái độ mà thi nhau khen ngợi Bạch Thi. Không lâu trước, họ cũng từng nói những lời đó với tôi.
Lòng người... thật sự khó lường.
Tất nhiên, lúc này tôi không dại gì tranh phần tỏa sáng với cô ta.
Hãy là người bình luận đầu tiên
Nguyệt Truyện hoan nghênh các tác giả, dịch giả, nhóm dịch và các fanpage đăng truyện lên website của chúng tôi. Mọi chi tiết về nhuận bút, kiếm tiền và các thỏa thuận khác vui lòng nhắn tin trực tiếp đếnfanpage Facebook Nguyệt Truyệnhoặc email nguyettruyennet@gmail.com